Tinh Hoa

Trong hoàn cảnh khổ nạn, lực tu dưỡng đến đâu mới hiển lộ rõ ràng

Sự tu dưỡng của một người không phụ thuộc vào việc người đó nói nhiều đến đâu, mà phải coi người đó có thể thực hành được đến ngần nào. Trong hoàn cảnh gian khổ mới có thể hiện lộ ra điều chân thực nhất…

Tu luyện phải trong hoàn cảnh khổ nạn mới thấy rõ được chân tâm. (Ảnh: Youtube)

Chạy vào núi sâu rừng già không được tính là tu hành, rèn luyện đích thực là phải luyện tâm trong cõi hồng trần…

Có một người phụ nữ rất thành kính tin Phật, cả ngày đều niệm “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”. Một hôm, con của bà gọi một tiếng: “Mẹ!”

Người phụ nữ hỏi có chuyện gì vậy, con trai không lên tiếng. Bà lại tiếp tục niệm: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”.

Con trai lại gọi: “Mẹ!”.

Bà lại hỏi có chuyện gì, con trai vẫn không lên tiếng. Người phụ nữ lại tiếp tục niệm.

Con trai gọi: “Mẹ! Mẹ! Mẹ!”

Bà mẹ bực mình nói: “Mẹ đang niệm Phật, con gọi cái gì vậy”.

Con trai nói: “Mẹ à, mẹ xem, con là con trai của mẹ, gọi mẹ ba lần mẹ đã tức giận. Mẹ ngày nào cũng niệm A Di Đà Phật, mẹ không sợ Phật cảm thấy phiền hay sao?”

Người phụ nữ này đã tụng kinh niệm Phật mấy chục năm, định lực đúng ra phải rất tốt, nhưng khi bị con trai gọi liên tục mấy lần, thì đã không kiềm chế được.

Mặc dù đây chỉ là câu chuyện cười, nhưng nó đã cho thấy một đạo lý rất chân thực: Rất nhiều người cả đời nói tu tâm dưỡng tính, nhưng phải đến thời điểm then chốt, thì mới thấy rõ được con người thực của họ.

Lực tu dưỡng đến đâu, cần trong lúc sinh tử mới thấy được rõ ràng

Trong bộ phim “Con tàu Titanic”, điều khiến người ta rung động nhất không phải sự lưu luyến tình cảm của nhân vật nam chính và nữ chính trong thời khắc sinh tử, mà là trong lúc tại nạn phát sinh, các nhân vật đã thể hiện ra sự tu dưỡng chân thực của mình.

Cal là tình địch của nhân vật nam chính Jack. Toàn bộ nguyên liệu sắt thép dùng để chế tạo con tàu Titanic đều là do xí nghiệp của gia tộc Cal cung cấp. Là người đẹp trai, giàu có, quý phái, sự giáo dục của Cal quả thật là không thể chê, Cal cùng vị hôn thê và mẹ vợ tương lai ở trong khoang tàu xa hoa nhất thế giới. Khi phát hiện vị hôn thê của mình không vui, Cal lập tức tặng cho cô viên kim cương xanh “Trái tim Đại Dương” để bày tỏ tâm ý của mình.

Lực tu dưỡng đến đâu, cần trong lúc sinh tử mới thấy được rõ ràng. (Ảnh: Khoahoc)

Nhưng khi tai nạn phát sinh, Cal lại dùng tiền tài hối lộ nhân viên để được lên thuyền cứu hộ. Khi bị từ chối Cal đã ôm một đứa trẻ đang khóc lớn, đóng giả là cha của đứa bé để có một vị trí ở trên tàu. Số thuyền cứu hộ trên con tàu Titanic vốn dĩ là không đủ, theo quy định thì phụ nữ và trẻ em sẽ được ưu tiên. Nhưng trong lúc hỗn loạn có nhiều người đàn ông lẻn lên thuyền, trong đó có Cal, và còn có cả nhân viên trong Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản Hosono.

Khi tàu Titanin mới bị nạn, Hosono còn bình tĩnh chỉ huy nhân viên cứu hộ, thực hiện trọng trách lãnh đạo của mình. Nhưng khi thấy số thuyền cứu hộ còn lại càng lúc càng ít, Hosono đã bất chấp tất cả bước lên thuyền cứu hộ, không dám quay đầu nhìn lại những nhân viên đang thực hiện công tác cứu hộ trên tàu.

Nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc Vương Dương Minh năm 25 tuổi, lần thứ hai đến kinh thành tham gia thi cử. Khi ông tin tưởng chắc chắn mình sẽ có tên trên bảng vàng, thì số phận lại một lần nữa đùa giỡn ông. Bởi vì có người khác nghi kỵ, nên ông đã bị ngấm ngầm chèn ép, thế là lần này lại thi rớt.

Người đến an ủi ông đều tỏ ra buồn rầu, thậm chí có người còn gần khóc. Nhưng Vương Dương Minh lại an ủi lại bọn họ: “Thế nhân coi thi rớt là điều hổ thẹn, còn ta cảm thấy vì thi rớt mà động tâm mới đáng hổ thẹn”.

Câu nói này đã khiến tất cả đều im lặng. Đạo lý lớn luôn mang bên mình cũng chẳng được tính là gì, tới thời điểm then chốt có thể sử dụng thì nó mới thực sự có giá trị. Cũng chỉ có rèn luyện trong gian khổ, mới được tính là tu dưỡng thực sự.

Lê Hiếu