Trên thế gian có nhiều chuyện nghe tưởng chừng như thần thoại nhưng không hề huyền hoặc. Câu chuyện dưới đây kể về cụ Vương Bá, một cao nhân toán mệnh ở bên Đạo gia, vì mong muốn được đắc Pháp lớn tại nhân gian mà chờ đợi quá nửa đời người…
Hồi cụ Vương Bá khoảng 17 tuổi, có một sư phụ tìm đến và truyền dạy những điều tu luyện. Sư phụ của cụ ở bên Đạo gia, vậy nên trong lúc dạy Đạo lý, ông cũng dạy rất nhiều thứ như xem số mệnh, bát quái, phong thuỷ.
Sư phụ căn dặn cụ rằng: “Những thứ này rốt ráo chỉ để mưu sinh, kiếm miếng cơm cho vào miệng mà thôi, tuyệt đối không được phép dùng để thu lợi; ngoài ra nhất định phải dùng nó để tạo lòng tin, khuyên răn mọi người theo đạo lý tích đức hành thiện”.
Năm 1949, sư phụ của cụ Vương Bá phải rời đi, ngay trước khi đi ông dặn lại lần nữa: “Phật Tổ chân chính sẽ đến cõi người truyền Pháp lớn (Đại Pháp), con nhất định phải đợi đến ngày ấy, nghìn vạn không được trật; đó là cơ hội duy nhất mà con người được cứu; đến lúc ấy tất cả mọi thứ ta đã dạy con đều phải vứt bỏ hết”.
Từ đó trở đi cụ Vương Bá ở lại nơi ấy, vì người mà giảng giải tứ trụ, bói quẻ. Bởi cụ bói rất trúng, cho nên xa gần đều nghe danh, do vậy có rất nhiều thiện nam tín nữ biết tới. Mỗi lần cụ Vương Bá bói hậu vận cho ai đó, cụ cũng dạy người ấy phải tích đức hành thiện.
Cách mạng Văn hoá xảy ra, cụ Vương Bá bị coi là phần tử phản động, bị bắt bỏ tù, rồi phải chịu đủ điều cơ cực. Cụ luôn nhớ đến lời dặn của sư phụ, hiểu rằng bản thân không được chết, mà phải đợi cho đến thời Phật Tổ truyền Pháp để đắc Pháp tu luyện. Do vậy cụ bèn vận dụng công năng biến thân thể của mình trông như toàn thân bị phù thũng, dường như không còn thấy được hơi thở nào nữa.
Phe tạo phản thấy “bệnh” của cụ sắp chết đến nơi, sợ rằng nếu cụ mà chết trong nhà tù thì họ khó tránh khỏi liên lụy, nên họ quẳng xác cụ ra bên ngoài. Thoát rồi cụ Vương Bá dùng công năng để hồi phục thân thể như cũ. Vào những năm khủng bố ấy, cụ Vương Bá thường âm thầm rơi lệ, không biết liệu mình có thể đợi đến ngày Phật Tổ truyền Pháp hay không.
Sau cải cách kinh tế, địa phương đó phát triển trở lại. Cụ Vương Bá lại tiếp tục bói mệnh cho người để mưu sinh qua ngày. Lúc bấy giờ có nhiều người giàu có đến; số người biết đến cụ Vương Bá ngày càng nhiều; nhiều quan chức đến, nhiều thiện nam tín nữ cũng trả cụ thêm nhiều tiền. Nhưng cụ Vương Bá nói không nhận, khước từ tiền ấy, và kiên nhẫn nhắc nhở rằng mọi người phải tích đức hành thiện, phải tích đức hành thiện.
Năm 1995, một môn tu luyện gọi là Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền đến nơi cụ Vương Bá ở. Xem xong cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cụ vô cùng cảm động, dàn giụa nước mắt cụ nói: “Ta đã đợi Ngài cả một đời rồi đây! Đâu ngờ rằng đến 78 tuổi hôm nay ta được xem cuốn sách trân quý này, đây đúng là Phật Pháp chân thực rồi!”.
Từ đó trở đi, cụ Vương Bá không bói số mệnh nữa, mà chuyên tâm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Rất nhiều thiện nam tín nữ tìm đến cụ, cụ đều nói với họ: “Một đời tôi chờ đợi, và cuối cùng được Đại Pháp chân chính; tôi không bói số mệnh nữa đâu; đây là Đại Pháp chân chính duy nhất có thể cứu độ chúng ta, giúp chúng ta thoát khỏi bể khổ. Tôi đã bói toán cho các vị chỉ là để kết thiện duyên mà thôi, bây giờ có học Pháp Luân Đại Pháp hay không là tuỳ tự theo bản thân các vị quyết định; tôi chỉ nói cho mọi người cái đạo lý này mà thôi”.
Thông qua sự giới thiệu của cụ Vương Bá, tại địa phương nơi cụ sinh sống đã có đến trên một nghìn người đắc Pháp tu luyện; có rất nhiều người đã đứng ra chứng thực Đại Pháp và nói điều chân thực.
Ghi chú: Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) là môn tu luyện Phật gia thượng thừa, do ông Lý Hồng Chí, Sư phụ của pháp môn sáng lập và phổ truyền vào năm 1992 tại Trung Quốc.
Pháp môn lấy việc đồng hoá với đặc tính “Chân Thiện Nhẫn” của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, là chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện. Các bài giảng của Sư phụ Lý được trình bày trong nhiều kinh thư, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh tấn Yếu chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm này và các tác phẩm khác đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, và được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.
Theo Chánh Kiến