Kim tự tháp Pachacamac có thể là kim tự tháp mà bạn chưa từng nghe nói tới. Nơi đây là một địa điểm khảo cổ cách thủ đô Lima, Peru 40 km về phía Đông Nam. Các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 15 kim tự tháp trong địa điểm khảo cổ khổng lồ và phức tạp này.
Theo các nhà nghiên cứu, nền văn hóa Wari đã xây dựng các thành phố chính và trung tâm hành chính cách đây khoảng 600-800 năm SCN. Mặc dù đế chế Wari đã suy tàn, nhưng Pachacamac đã được phát triển như một trung tâm tôn giáo thời cổ đại. Hầu hết các ngôi nhà và đền thờ ở đây thuộc niên đại khoảng từ 800 đến 1450 năm SCN.
Ngoài các kim tự tháp, di tích khảo cổ này còn có một nghĩa trang và tranh tường vẽ cá nhiều màu từ thời Sơ kỳ Trung Cổ của văn hóa Peru (khoảng 200 – 600 năm SCN). Theo các nhà khảo cổ học, Pachacamac là trung tâm hành chính thương mại quan trọng nhất ở Peru cổ đại. Trong những ngày huy hoàng đó, khu vực này đã tiếp nhận hàng trăm người đến từ khắp nơi của Peru. “Pachacamac” là một từ của tiếng Quechua, nghĩa là ‘thế giới’ (pacha) và ‘truyền sinh khí’ (camac) và ghép lại thành “Nơi truyền sinh khí cho thế giới”.
Đế chế Wari cách đây khoảng 600 – 800 năm SCN, đã xây dựng và phát triển thành phố này như một trung tâm hành chính. Các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều mẫu thiết kế kiến trúc, đồ gốm, sản phẩm dệt may chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Wari, được tìm thấy trong nghĩa trang thời kỳ này. Sau sự sụp đổ của đế chế này, Pachacamac tiếp tục phát triển như một trung tâm tôn giáo. Phần lớn các kiến trúc và đền đài được xây dựng vào thời gian từ 800-1450 SCN.
Người dân Pacchacamac thờ cúng thần Pacha Kamaq, tên ông có nghĩa là Đấng Sáng tạo Thế giới, ông được xem là vị thần bản địa tại Peru trước khi người Inca sang xâm chiếm. Người Inca cũng tôn thờ ông như những vị thần của mình nhưng xem ông có vị trí nhỏ hơn thần Viracocha, Đấng Sáng Thế của họ.
Tất các các nền văn hóa hiện tại đều có một số địa điểm thờ cúng để bày tỏ sự tôn kính đối lên thần linh của họ. Nhiều đồ cúng lễ cổ đại được các nhà khảo cổ phát hiện đã cho thấy cái nhìn sâu sắc và chi tiết lịch sử của công trình cổ đại phức tạp này qua nhiều hiện vật khác nhau như: sản phẩm dệt may, đồ gốm sứ trang trí, chạm khắc gỗ, vỏ sò biển, những động vật.
Vào khoảng giữa năm 1940 và 1941, Julio C. Tello đã bắt đầu khai quật địa điểm này. Ông tập trung vào các đền thờ Mặt trời, ngôi đền Urpi, quảng trường, đền thờ Mamacona. Ông kết luận ngôi đền Mamacona là một đền dành cho phụ nữ, nơi tuyển chọn những phụ nữ xinh đẹp nhất để giáo dục trở thành nữ tu hay những người vợ.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng ngàn xác ướp và nhiều hiện vật độc đáo nằm dưới mảnh đất Peru khô cằn hàng thế kỷ qua. Pachacamac sẽ tiếp tục là một địa điểm khảo cổ quan trọng trong tương lai, nơi mà các nhà khảo cổ học sẽ tiếp tục khai quật để phát hiện thêm thông tin về di tích cổ đại phức tạp này, và các nền văn hóa đa dạng xuất phát từ nó.
“Khoảng gần 100 năm sau người Inca đã đến Pachacamac, trung tâm đồ sộ đối diện với sự suy tàn. Nhà chinh phục thực dân Tây Ban Nha là Francisco Pizarro đã tới Peru năm 1532 và bắt hoàng đế của đế chế Inca là Atahualpa làm tù binh. Pizarro đã sớm nghe về sự giàu có của Pachacamac, nên vào năm 1533, ông đã gửi một đoàn thám hiểm, do anh trai là Hernando dẫn đầu, tới địa điểm này và các khu vực xung quanh. Những nhà chinh phục Tây Ban Nha ra đi với số lượng lớn vàng, bạc và đã phá hủy tượng thần ở miếu thờ trung tâm dành cho người hành hương tôn giáo. Pachacamac không bao giờ phục hồi được như trước đây và sớm biến mất”, Kathy B. Maher
Địa điểm khảo cổ Pachacamac, đền thờ Mặt trời, phía trước, hướng ra biển. (Ảnh Wikipedia)
Thanh Phong – dịch từ Ancient Code