Göbekli Tepe là một ngôi đền thời kỳ Đồ đá mới, nằm ở vị trí cách mặt nước biển khoảng 762 mét, trên đỉnh của một ngọn núi ở Đông Nam vùng Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ.
Một ông lão chăn cừu người Kurd là Savak Yildiz đã phát hiện ra Göbekli Tepe vào tháng 10/1994, khi ấy, ông chợt thấy một thứ gì đó lạ lùng, liền quét hết bụi đất để xem, và làm lộ một phiến đá hình chữ nhật lớn.
Cuối năm đó, nhà khảo cổ học Klaus Schmidt của Viện khảo cổ Đức đến nơi để kiểm tra và nhận ra đây thực sự là khởi nguyên của thời kỳ đồ đá mới.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy Göbekli Tepe có niên đại vào khoảng 12.000 năm tuổi, lớn hơn gần 7000 năm tuổi so với vùng Lưỡng Hà. Độ tuổi này cho thấy nó chính là cái nôi của nền văn minh nhân loại.
Niên đại hình thành của Göbekli Tepe cũng sớm hơn vài ngàn năm so với quần thể cự thạch Stonehenge và Đại Kim Tự Tháp.
Ở Göbekli Tepe, người ta tìm thấy những thứ trái ngược với kiến thức thông thường về tiến trình phát triển của loài người và nền văn minh.
Sau 13 năm đào bới, các nhà khảo cổ đã thất bại trong việc tìm kiếm công cụ cắt đá độc đáo mà họ mong muốn được tìm thấy. Thậm chí, họ chẳng tìm được bất kì dụng cụ nông nghiệp nào. Vậy làm thế nào để tạo ra những chiếc cột cao gần 6 mét, được điêu khắc hoàn hảo có niên đại từ 11.000 đến 12.000 năm trước, mà không sử dụng bất kì loại dùng cụ nào?
Có vẻ Göbekli Tepe không được tạo ra để phục vụ cho mục đích sinh sống, mà nó có thể là một thánh đường tôn giáo được những người săn bắn hái lượm xây dựng nên. Các nhà khoa học đã khai quật được gần một phần mười khu vực này, bấy nhiêu cũng đủ để khiến họ cảm thấy kinh ngạc trước một công trình lớn hơn Stonehenge đến 7.000 năm tuổi.
Tại Göbekli Tepe, chúng ta có thể tìm thấy những bức họa khắc hình tượng các sinh vật như tatu, lợn hoang và ngỗng, vốn là những động vật không có mặt ở địa phương. Điều thú vị khác là vị trí cách Göbekli Tepe khoảng 563 km được nhiều học giả tin đó là nơi an nghỉ của con tàu Noah nổi tiếng. Vì vậy, các hình khắc động vật của Göbekli Tepe gởi mở một thời kỳ lịch sử của vùng, khi các quần thể động vật bản địa có thể có một nguồn gốc hoàn toàn khác. Thế thì liệu có thể Göbekli Tepe và tàu Noah có mối liên hệ với nhau theo một cách nào đó?
Một vài nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, sự kiện đại hồng thủy và câu chuyện tương tự về tàu Noah đã được ghi lại trên các trụ đá của Göbekli Tepe. Nếu đúng, điều đó có thể đẩy ngày đại hồng thủy lùi vào cuối của Kỷ Băng hà, sớm hơn so với giai đoạn trong Kinh Thánh.
Có một số điều đáng kinh ngạc khiến chúng ta phải đặt nhiều nghi vấn cho nơi huyền bí này, nhưng câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ: Ai xây dựng Göbekli Tepe? Mục đích để làm gì? Và làm thế nào Göbekli Tepe được bảo tồn cho đến ngày hôm nay? Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, Göbekli Tepe được bao bọc “cẩn thận” dưới cát, khiến toàn bộ khu vực thực sự bị chôn vùi. Tại sao công trình sư lại chôn kín một nơi đáng kinh ngạc như vậy? Để bảo vệ nó? Để bảo tồn nó?
Tại sao con người thời cổ đại xây dựng các cấu trúc to lớn đó trên khắp thế giới? Nhiều trong số chúng giống nhau, nhưng không cùng một kiểu thiết kế. Có một sự liên hệ nào chăng? Một mô hình được nhân rộng toàn cầu?
Người cổ đại xây dựng Göbekli Tepe có ý nghĩa gì, có phải họ chỉ đơn giản là khuân đá từ những nơi chỉ cách hang động của họ vài bước chân rồi đem về và “hóa phép” cho chúng thành những công trình đá khổng lồ? Một trong số chúng có trọng lượng 100-300 tấn? Họ đã làm điều đó như thế nào? Phải chăng trình tự thời gian của lịch sử và khảo cổ học tất cả đều sai? Có thể nhân loại hàng nghìn năm trước đã sở hữu kỹ thuật và kiến thức giúp họ thực hiện được việc xây dựng các địa điểm linh thiêng như Göbekli Tepe?
Mỗi trụ cột với một hình điêu khắc, con cáo thon dài quay mặt với bầu trời đêm đầy sao. Để bảo vệ các phù điêu mong manh, các nhà khảo cổ có kế hoạch xây dựng một mái che trên khu vực này trong năm 2015. Suy nghĩ những bí ẩn của ngôi đền cổ này dưới một bầu trời rộng mở sẽ sớm trở thành quá khứ.
Những bức phù điêu tinh tế vẽ kền kền, bọ cạp, và các sinh vật khác được tìm thấy trên các trụ cột hình chữ T, phải được tạo ra bởi các nghệ nhân có tay nghề cao, chứng tỏ bộ lạc những người săn bắt hái lượm là một cấu trúc xã hội phức tạp.
Ít nhất vào 8000 trước Công nguyên, hình điêu khắc kích thước thật được phát hiện ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, cách Göbekli Tepe 14 km, là ngôi đền cổ nhất thế giới. Khi săn bắn hái lượm chuyển tiếp sang một cấu trúc xã hội phức tạp, các bức họa về con người hay thần bắt đầu xuất hiện.
Göbekli Tepe được coi là một phát hiện khảo cổ học có tầm quan trọng lớn nhất vì nó có thể thay đổi sâu sắc hiểu biết của chúng ta về một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. “Göbekli Tepe thay đổi mọi thứ” là phát biểu của Ian Hodder ở Đại học Stanfordi. David Lewis-Williams, Giáo sư Khảo cổ học tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg, nói rằng: “Göbekli Tepe là địa điểm khảo cổ quan trọng nhất trên thế giới”.
Hiện nay, Göbekli Tepe đặt ra nhiều câu hỏi về khảo cổ học và thời tiền sử mà vẫn chưa có được câu trả lời. Chúng ta không biết một lực lượng phải mạnh mẽ và hùng hậu đến như thế nào mới có thể xây dựng, củng cố, và duy trì một phức hệ trọng yếu như vậy, trong điều kiện xã hội ít năng động như hiện nay. Chúng ta không thể “đọc” các chữ tượng hình, và không biết chắc chắn ý nghĩa phù điêu các con vật; sự đa dạng của động vật được khắc họa, từ sư tử, lợn đực đến các loài chim và côn trùng, khiến cho bất kỳ lời giải thích nào cũng đều trở nên lạc lõng.
Còn điều gì về Göbekli Tepe nữa không? Có thể tàn tích này có mối liên hệ nào đó với người ngoài Trái đất? Göbekli Tepe được xây dựng để các “vị Thần” có thể chiêm ngưỡng nó từ trên trời? Hoặc là Göbekli Tepe được xây dựng để kỷ niệm một sự kiện quan trọng trong lịch sử loài người cổ đại?
Thiên Long – Theo A.C