Tinh Hoa

Tại sao trẻ em ngủ nhiều được điểm tốt hơn

Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng đến cách chúng ta học. Bằng chứng mới đã thuyết phục tầm quan trọng của giấc ngủ đối với việc học ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và điều khiển hành vi trong suốt thời thơ ấu.

Thanh thiếu niên cần ngủ 9 giờ một đêm. (dragonImages/iStock)

Tôi và các đồng nghiệp đã tiến hành một nghiên cứu, để làm sáng tỏ số lượng giấc ngủ tối ưu có thể giúp cách thức khiến việc học tập kiến thức và củng cố trí nhớ hiệu quả hơn. Giấc ngủ chất lượng kém do phải thức nhiều lần trong suốt đêm cũng được ghi nhận là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về kết quả học tập kém, giảm khả năng tập trung, chức năng điều hành kém và có những hành vi nóng giận trong ngày.

Nhiều thanh thiếu niên thiếu ngủ khi họ ngủ ít hơn mức trung bình được khuyến cáo, khoảng 9 giờ cho nhóm tuổi này. Nhưng do những cam kết học tập, thanh thiếu niên được yêu cầu phải thức dậy sớm vào một thời điểm định sẵn ngay cả khi họ không đạt được số lượng giờ ngủ tối ưu.

Thiếu chất lượng và giấc ngủ nghèo nàn dường như rất phổ biến trong tuổi niên thiếu. Chuyện này có thể gây những hậu quả khác nhau như một cơn buồn ngủ dữ dội vào ban ngày, ăn uống kém và suy yếu kiểm soát nhận thức, có những hành vi có thể gây nguy hiểm, giảm kiểm soát chú ý và hành vi, cũng như kiểm soát cảm xúc kém.

Ngủ nhiều hơn so với ngủ tốt hơn

Trong một nghiên cứu gần đây với 48 sinh viên từ 16 đến 19 tuổi được tuyển chọn thông qua một trường tư thục ở Luân Đôn, tôi và đồng nghiệp tại phòng thí nghiệm Giấc ngủ và Sự học suốt đời tại UCL đã thẩm định mối liên hệ giữa giấc ngủ, kết quả học tập và các yếu tố môi trường.

Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng đa số thanh thiếu niên chỉ đạt khoảng trên 7 giờ ngủ, với giờ đi ngủ trung bình lúc 11h37 đêm. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng số lượng giờ ngủ nhiều hơn và đi ngủ sớm hơn (điều này được xem là số lượng giấc ngủ) có tương quan mạnh mẽ với kết quả học tập tốt hơn mà các học sinh đạt được trên các bài kiểm tra thực hiện tại trường. Ngược lại, chất lượng giấc ngủ phần lớn đều có liên quan chặt chẽ đến kết quả trong các bài kiểm tra diễn thuyết và điểm trung bình các bài kiểm tra ở trường.

Vì vậy, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng “giấc ngủ dài” liên quan chặt chẽ hơn với thành tích học tập, trong khi “giấc ngủ chất lượng” có liên quan mật thiết tới quá trình nhận thức tổng thể.

Tại sao thiếu niên dần ít ngủ hơn

Nghiên cứu này cũng khẳng định những nghiên cứu trước đó rằng thanh thiếu niên đang ngủ ít hơn từ 2 đến 3 giờ so với số lượng cần thiết cho sự phát triển não bộ và một lối sống lành mạnh.

Có rất nhiều yếu tố từ cuộc sống hiện đại tác động đến giấc ngủ. Chúng tôi thấy rằng dùng nước tăng lực, cà phê và phương tiện truyền thông xã hội chiếm nửa giờ trước khi ngủ liên kết chặt chẽ với chất lượng giấc ngủ kém hơn.

(junpinzon/iStock)

Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng tác động tiêu cực của giấc ngủ kém chất lượng đến hoạt động học tập không phải luôn phù hợp với hoàn cảnh thực tế của học sinh, bởi vậy họ có lẽ có ít động lực để thay đổi thói quen ngủ xấu. Không giống như người lớn, tuổi vị thành niên là một thời gian rất quan trọng vì có những thay đổi liên tục trong não, vì vậy giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của một thiếu niên.

Những điều kiện có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ

Có một điều phức tạp về mô hình giấc ngủ của trẻ bị chứng rối loạn phát triển, mặc dù thực tế rằng chúng có nhiều khả năng bị chứng mất ngủ nhiều hơn. Cho đến nay, chúng tôi đã nghiên cứu giấc ngủ và chức năng nhận thực, hành vi ở trẻ em có hội chứng Down, hội chứng Williams và ADHD. Tất cả các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng giấc ngủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến chức năng nhận thức và những chức năng trong ngày của trẻ em có những chứng bệnh này.

Khi chúng tôi kiểm tra các mức độ sinh học của giấc ngủ, hormone melatonin và cortisol ở trẻ em mắc hội chứng Williams, một rối loạn di truyền hiếm gặp, kết quả cho thấy rằng mức cortisol cao và mức melatonin giảm xuống thấp. Mức cortisol cao và melatonin thấp trước khi ngủ liên kết chặt chẽ với giấc ngủ trễ giờ – mất khoảng 50 phút thay vì 20 phút để đi vào giấc ngủ.

Kể từ khi cortisol thường được mô tả như là một hormone gây căng thẳng, mức độ cao của hormone này trước khi ngủ có khả năng gây ra các vấn đề giấc ngủ bao gồm khó khăn trong việc thư giãn và đi vào giấc ngủ. Đây là một kết quả quan trọng để xem xét trước khi một đứa trẻ được kê đơn bổ sung melatonin, điều này có thể không cần thiết trong việc giải quyết vấn đề giấc ngủ thực sự của họ.

Những ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ tác động lâu dài trên mỗi người. Phụ huynh của các trẻ em bị rối loạn thường phải trải qua căng thẳng cường độ cao và các vấn đề về giấc ngủ vì họ phải canh chừng con cái đang thức của họ.

Tất cả điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thanh thiếu niên nên có giấc ngủ đúng chuẩn, nếu không nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và điểm số của họ.

Thanh Phong dịch từ Epoch Times