Tinh Hoa

Tại sao đàn ông không sống lâu bằng phụ nữ

Trên thế giới, phụ nữ có thể sống lâu hơn nam giới. Tại sao? Và điều này luôn luôn đúng?

“Chúng tôi rất ngạc nhiên trước cách biệt về tỷ lệ tử vong giữa đàn ông và phụ nữ, sinh vào những năm 1870, tập trung ở độ tuổi 50 đến 70 và giảm dần sau độ tuổi 80”, Eileen Crimmins nói. (Alazor/iStock)

Theo một nghiên cứu mới nhất, sự khác biệt đáng kể về tuổi thọ giữa các giới tính xuất hiện lần đầu tiên gần đây nhất là vào thế kỷ 20.

Do bệnh truyền nhiễm được phòng chống, chế độ ăn được cải thiện, và những hành vi sức khỏe tích cực khác được người sinh ra trong những năm 1800 và đầu những năm 1900 thực hiện, tỷ lệ tử vong đã giảm mạnh, nhưng phụ nữ bắt đầu có tỉ lệ sống lâu hơn với độ chênh lệch so với nam giới gia tăng nhanh chóng.

Eileen Crimmins, giáo sư lão khoa tại Đại học Nam California cho biết theo đánh giá dữ liệu toàn cầu thì bệnh tim là thủ phạm đứng đằng sau hầu hết các trường hợp tử vong ở đàn ông trưởng thành.

Chúng tôi rất ngạc nhiên trước cách biệt về tỷ lệ tử vong giữa đàn ông và phụ nữ, sinh vào những năm 1870, tập trung ở độ tuổi 50 đến 70 và giảm dần sau độ tuổi 80“, Crimmins nói.

Nghiên cứu này đang xem xét cuộc sống kéo dài của những người sinh giữa năm 1800 và năm 1935 tại 13 quốc gia phát triển.

Bệnh tim mạch dường như là nguyên nhân gây ra phần lớn các trường hợp tử vong ở nam giới.

Tập trung vào những người tử vong ở độ tuổi 40, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sinh ra sau năm 1880, tỷ lệ tử vong ở nữ giảm 70% so với nam giới. Thậm chí ngay cả khi các nhà nghiên cứu kiểm tra các bệnh liên quan đến thuốc lá, bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra những ca tử vong vượt mức ở đàn ông trên 40 trong khoảng thời gian tương tự.

Điều đáng ngạc nhiên là, hút thuốc lá chỉ chiếm 30% trong sự khác biệt trong tỷ lệ tử vong giữa hai giới sau năm 1890, Crimmins nói.

Tỉ lệ tử vong không đồng đều ở nam giới là do những bệnh liên quan đến tim mạch, đặc biệt là trong độ tuổi trung niên và đầu giai đoạn tuổi già, điều này đặt ra câu hỏi liệu nam và nữ có sự khác biệt về nguy cơ mắc bệnh tim là do rủi ro sinh học vốn có của tự thân hay các yếu tố phòng ngừa khác nhau trong cuộc sống của họ, Caleb Finch đồng tác giả, giáo sư sinh học thần kinh về sự lão hóa.

Những nghiên cứu tiếp theo có thể bao gồm phân tích chế độ ăn uống và hoạt động thể dục khác biệt giữa các quốc gia, kiểm tra sâu hơn về di truyền và tính dễ tổn thương sinh học giữa hai giới ở cấp độ tế bào, và mối liên hệ giữa những phát hiện này đối với sức khỏe bộ não ở độ tuổi muộn hơn“, ông nói.

Thanh Phong dịch từ The Epoch Times