Đạo giáo có câu: “Họa phúc không có cổng vào, chỉ do người ta tự chiêu mời, quả báo thiện hay ác, như bóng theo sát hình”.
[Nội dung được đăng tải với sự đồng ý bản quyền từ Ông Chương Thiên Lượng – tác giả chương trình “Thời điểm Thiên Lượng” chuyên mục “Triết tư tâm ngữ”.]
Hôm nay tôi muốn từ góc độ Thần học và Tôn giáo để đàm luận về tình hình dịch bệnh và con đường tránh nạn. Tôi biết rất nhiều cư dân mạng không tin vào Thần, nhưng tôi hy vọng bạn có thể dành vài phút để nghe tôi nói. Việc tin hay không tin là một vấn đề, nhưng ít ra bạn có thể xem những lời tôi nói là một câu chuyện hoặc tri thức để nghe, hơn nữa điều tôi nói chắc chắn sẽ không làm tổn hại gì đến bạn.
Vài hôm trước, tôi gặp một sự việc này trên Facebook, đó là: có một tín đồ Cơ Đốc đã nghiêm túc chỉ ra hậu quả của việc không tin Thần trên WeChat! Sau đó, một người hỏi lại rằng: “Thế (dịch bệnh này) rốt cuộc có phải là do thần của mấy người làm ra không?” Vị tín đồ Cơ đốc này đã rất lúng túng, không biết phải trả lời thế nào.
Tôi cảm thấy vấn đề này rất dễ trả lời. Người xưa Trung Quốc có một câu nói đến từ “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” – đây là cuốn Kinh điển của Đạo giáo, câu đầu tiên đã nói như thế này: “Họa phúc không có cổng vào, chỉ do người ta tự chiêu mời, quả báo thiện hay ác, như bóng theo sát hình”. Không phải là do vị Thần nào đó báo ứng ai đó, Thần làm việc cũng có nguyên tắc, bạn gọi những nguyên tắc này là Phật pháp cũng được, gọi là Đạo cũng được, hay gọi là quy luật vũ trụ cũng được. Những quy luật này, chính là công bằng của vũ trụ mà Thần đang duy hộ, ai làm việc ác thì sẽ nhận ác báo, ai làm việc tốt thì sẽ nhận phúc báo.
Không chỉ là Đạo gia giảng về nhân quả báo ứng, mà tất cả Chính giáo đều giảng. Như trong “Thánh Kinh” nói rằng: “Mắt ta chẳng đoái tiếc ngươi, cũng chẳng thương xót ngươi, ta sẽ lấy cách xử sự của ngươi mà trả lại cho ngươi, các thứ ghê tởm của ngươi sẽ hoành hành ở giữa ngươi. Bấy giờ, các ngươi sẽ biết rằng chính ta, Đức Giê-hô-va, là Đấng trừng phạt”. (Trích Ezekiel 7:9). Cơ Đốc giáo giảng nhân quả, Phật giáo cũng giảng. Luận thuật về nhân quả của Phật gia thì có nhiều hơn. Xin kể cho mọi người một câu chuyện cổ trong Phật giáo. Chuyện này được chép lại trong quyển 26 của Kinh “Tăng Nhất A Hàm”, và từ Phẩm Ác hành trong Kinh “Pháp Cú Thí Dụ”. Đương nhiên đây chỉ là điều ghi chép trong Phật giáo, những tình tiết cụ thể có thể không hoàn toàn chính xác, chúng tôi sẽ mượn câu chuyện này để nói một đạo lý. Đây là câu chuyện về dòng họ của Phật Thích Ca Mâu Ni đã bị diệt chủng và mất nước trong lúc Ngài còn đang truyền Pháp ở thế gian, chờ đến sau khi sự việc kết thúc, Phật đà mới khai thị nhân duyên trong đó cho chúng đệ tử.
Thích Ca Mâu Ni là Phật hiệu sau khi Ngài thành Phật, Ngài vốn là thái tử của vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Vương quốc Ca Tỳ La Vệ có một kẻ thù, đó là Lưu Ly Vương – con trai của Ba Tư Nặc Vương. Trước đó, Lưu Ly Vương đã từng bị sỉ nhục bởi thân tộc của Phật đà, thủ hạ của ông ta có một người theo đạo Bà La Môn gọi là Hiếu Khổ (lúc đó Phật giáo gọi những người tu hành khác mà không tin Phật là Phạm Chí), Lưu Ly Vương nói với Phạm Chí Hiếu Khổ rằng, ngươi hãy giúp ta ghi nhớ, tương lai sau khi ta làm quốc vương, nhất định sẽ báo thù. Sau này khi Lưu Ly Vương đã lên ngôi quốc vương, đã dẫn binh lính tấn công vương quốc Ca Tỳ La Vệ. Một đệ tử ngồi gần Phật Thích Ca Mâu Ni gọi là Mục Kiền Liên tôn giả, ông là một trong 10 đại đệ tử của Phật Thích Ca, được gọi là đệ nhất thần thông. Mục Kiền Liên rất sốt ruột, muốn dùng thần thông để bảo vệ dòng họ của Đức Phật. Phật Thích ca biết rằng đây là kiếp nạn không thể tránh khỏi, nhưng Mục Kiền Liên vẫn một mực thỉnh cầu. Ông thỉnh cầu Phật Thích Ca cho phép ông dùng thần thông mang những người cần bảo hộ đến một thế giới khác, hoặc là đặt ở trong hư không, hoặc là dùng lồng sắt để che chắn vương quốc Ca Tỳ La Vệ lại, nhưng Phật đều không đồng ý, nói với ông rằng thần thông mặc dù có thể làm được những việc này, nhưng không thể cải biến được nhân duyên. Có nghĩa là tai họa của dòng họ Thích là không thể tránh khỏi.
Nhưng Mục Kiền Liên vẫn dùng thần thông của mình để chọn ra bốn, năm nghìn người trong dòng họ Thích, chẳng hạn một số người hay thích làm việc thiện, ông đặt họ vào một cái bát và mang lên bầu trời sao. Sau khi phá được thành trì Ca Tỳ La Vệ, Lưu Ly Vương đã thẳng tay đồ sát dòng họ Thích, gần như là giết sạch. Mục Kiền Liên cho rằng ông đã bảo vệ được bốn, năm ngàn người thoát nạn, bèn đến trình báo với Phật Thích Ca. Phật Thích Ca hỏi ông: “Con đã xem lại cái bát của con chưa?” Mục Kiền Liên nói: “Dạ chưa”. Phật nói: “Con nhìn thử xem”. Mục Kiền Liên dùng thần thông mang cái bát từ bầu trời sao trở lại, thì phát hiện người ở trong bát đều chết cả rồi.
Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự báo 7 ngày sau Lưu Ly Vương sẽ mất. Tất cả đều đã xảy ra đúng như lời Phật nói. Các đệ từ bèn hỏi Phật đà, tại sao lại xảy ra sự việc này. Phật Thích Ca trả lời: “Trước đây rất lâu, ở vương quốc Ca Tỳ La Vệ có một thôn làng, trong thôn có một cái ao lớn. Có một năm khí hậu dị thường, hoa màu thất bát, người ta chỉ có thể lấy rễ cỏ làm lương thực. Nhưng trong cái ao lại có rất nhiều cá, thế là mọi người bèn bắt cá để ăn, họ ăn hết sạch cá ở trong hồ. Lúc ấy ở trong hồ có hai con cá lớn, chúng nói với nhau: “Chúng ta không làm việc gì nên tội, cớ sao lại bị người ta giết và ăn sạch, tương lai nhất định phải báo thù”. Hai con cá lớn này kiếp sau chính là Lưu Ly Vương và Hiếu Khổ, còn thôn dân chính là người trong dòng họ Thích ngày nay. Phật đà nói: “Khi ấy có một đứa bé 8 tuổi, mặc dù không ăn cá, nhưng khi nhìn thấy thôn dân bắt cá ăn, thì tỏ ra vui thích. Đứa bé ấy chính là ta, bởi vì nhìn thấy việc xấu nhưng lại tỏ ra vui thích, nên hiện nay đầu của ta đang đau, giống như đang bị núi Tu Di đè lên vậy”.
Tôi kể với mọi người câu chuyện này, chính là nói rằng nghiệp báo luân hồi, dù là Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng khi ấy Ngài vẫn đang tồn tại trong cơ thể người ở thế gian, nên cũng không thoát khỏi được. Trong Phật giáo có một cách nói ‘Thần thông không kháng được nghiệp lực’. Ý nghĩa chính là một khi đã tạo ra tội nghiệp, thì bạn phải hoàn trả, thần thông không thể giúp thoát khỏi nhân duyên này được. Mục Kiền Liên là đệ tử đệ nhất thần thông của Phật Thích Ca, ông đã từng triển hiện ra rất nhiều thần thông bất khả tư nghị, nhưng cuối cùng ông vẫn phải chết vì loạn thạch. Cũng là một dẫn chứng rằng thần thông không kháng được nghiệp lực, những chi tiết cụ thể tôi sẽ không kể tiếp nữa.
Điều tôi muốn nói rằng, bất kể thế nào, những khó nạn hay những tội khổ mà con người gặp phải đều là từ nghiệp lực gây ra, chỉ có điều một số nghiệp lực là được tạo ra trong quá khứ, hoặc trong đời trước, đời trước nữa hoặc xa xưa hơn nữa, tất cả nghiệp lực này đều phải hoàn trả. Có người trả bằng hình thức là bệnh tật, có người gặp phải tai nạn như đụng xe, nếu như trên một vùng diện tích rộng lớn có một lượng nghiệp lực rất lớn, thì sẽ xuất hiện chiến tranh (ví dụ như câu chuyện của vương quốc Ca Tỳ La Vệ tôi vừa kể), hoặc nạn đói, lũ lụt, động đất, nạn châu chấu, ôn dịch, v.v…
Tuy nhiên nếu bạn thật sự là một người tốt, không có loại nghiệp lực này, thì khi gặp phải những đại nạn ấy, bạn cũng có thể tránh khỏi được. Chúng ta đọc trong “Thánh Kinh” chẳng phải là như vậy sao? Thượng đế nhìn thấy con người trở nên suy đồi, bèn giáng xuống cơn đại hồng thủy kéo dài 40 ngày đêm để hủy diệt nhân loại. Nhưng Noah thì không sao cả, Thượng đế đã chỉ cho ông làm ra chiếc thuyền cứu nạn. Tại sao Noah tạo ra được? Bởi vì ông là một người đạo nghĩa, không có loại nghiệp lực ấy.
Quay trở lại chủ đề ôn dịch. La Mã cổ đại đã từng xảy ra 4 lần đại ôn dịch, bởi vì người La Mã đã bức hại tàn khốc đối với tín đồ Cơ đốc. Người Do Thái cũng đã gặp phải rất nhiều khổ nạn, nó liên quan đến việc người Do Thái đã đóng đinh Chúa Jesus lên thập tự giá. Trong chương trình ngày 23/01 chúng tôi đã có chia sẻ về vấn đề này, mọi người có thể mở lại để xem. Mọi người thử nghĩ xem, Phật Thích Ca Mâu Ni trong tiền kiếp không tham gia vào việc bắt cá để ăn, nhưng vì ông đã nảy sinh tâm thái vui thích, nên kiếp sau phải bị đau đầu. Lúc bức hại các tín đồ Cơ Đốc, có bao nhiêu người hô đánh hô giết, phấn khích cao hứng đây? Khi ấy người La Mã đã ném các tín đồ Cơ Đốc vào đấu trường thú, để cho dã thú cắn xé và ăn thịt họ, những người đến xem thì vui mừng phấn khích, mê mẩn say sưa. Người La Mã còn quấn các tín đồ Cơ Đốc vào cỏ khô rồi thiêu sống họ, dựng họ thành những bó đuốc để người khác xem ngắm. Vậy thì những người đã tham gia phải đối mặt với ác báo như thế này? Bạn có thể nói, tôi không có châm lửa, nhưng bạn đứng xem, còn khen hay, thế thì bạn đã một phần của tội ác rồi.
Nghiệp lực của việc bức hại Chính Pháp là rất to lớn. Tôi nhớ vào ngày 20/07/1999, lúc Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, khắp nơi ở Trung Quốc đều diễn ra cảnh bắt người trắng trợn. Lúc đó về phương diện dư luận, Trung Cộng thật sự chưa chuẩn bị đầy đủ, bởi vì dựa vào cách nghĩ của Trung Cộng, chỉ cần chính phủ tuyên bố thì những người luyện công ôn hòa sẽ tản đi, giống như sự kiện Lục Tứ vậy, xe tăng tiến vào Thiên An Môn và nổ súng, phong trào sinh viên vốn được một triệu người ủng hộ sẽ bị trấn áp trong vài ngày. Vậy nên bạn sẽ phát hiện một điều, lúc đó các đài truyền hình trên toàn quốc đều phát sóng tiết mục bôi nhọ Pháp Luân Công suốt 24/24, đương nhiên đều là do Trung Cộng đặt điều, thời lượng tiết mục đó là nửa tiếng, và cứ chiếu lặp đi lặp lại. Người tạo ra tiết mục đó chính là Triệu Trí Chân – tổng biên tập kênh “Ánh sáng của Khoa học Kỹ thuật” của đài truyền hình Vũ Hán.
Kỳ thực, lúc bức hại tín đồ Cơ Đốc, người La Mã cũng đặt rất nhiều điều vu khống tín đồ Cơ Đốc, nói rằng họ là tà giáo, giết trẻ em sơ sinh và uống máu, v.v. Những người tin theo lời bịa đặt và trở nên thù hận các tín đồ Cơ Đốc, họ hò hét khen ngợi khi nhìn thấy các tín đồ Cơ Đốc bị dã thú cắn xé trong đấu trường hay bị thiêu sống trong công viên, họ cho rằng bức hại và giết chết những người này thì không sao cả. Nhưng Thần làm sao bỏ qua cho họ đây? Đế quốc La Mã đã từng trải qua ba đợt ôn dịch lớn. Lần thứ nhất đã khiến cho 1 triệu người chết; lần thứ hai đã hủy diệt ⅓ dân số La Mã cũng như một nửa dân số thủ đô Constantinople; lần thứ 3 thì ôn dịch đã kéo dài 16 năm, đế quốc La Mã bắt đầu suy tàn.
Tại sao bức hại người tu Phật, bao gồm việc hại chết Chúa Jesus thì tội ác lại to lớn đến thế? Vừa rồi chúng ta đã nói đến vấn đề thiện ác đều có báo ứng. Một người làm việc xấu, vô luận anh ta có biết việc mình làm là xấu hay không, đều phải gặp báo ứng. Giống như kiếp trước của Phật Thích Ca, ông nhìn người khác bắt cá mà sinh ra tâm hoan hỷ, ông cũng không biết đó là việc không nên làm, nhưng kiếp sau ông cũng phải gánh chịu nghiệp báo đau đầu. Phật hoặc những người tu hành khác, họ lại thường nói cho thế nhân thiện-ác, đúng-sai là thế nào. Nói cách khác, có các bậc Giác giả của Phật, Đạo, Cơ Đốc hoặc trong Chính giáo khác nói cho con người biết thị-phi, đúng-sai là thế nào, con người có thể tuân theo những Pháp lý này để nâng cao đạo đức, tương lai có thể đến Thiên quốc; ngược lại, nếu không để con người biết được đạo đức, thiện-ác là thế nào, con người sẽ vì kim tiền, lợi ích, mỹ sắc, dục vọng trong vô tri mà làm việc xấu, thế thì đợi chờ họ là sự thống khổ nơi địa ngục.
Thống khổ nơi địa ngục đến như thế nào? Chẳng phải là do những người bức hại Phật pháp không để cho người khác đi theo Phật làm người tốt, nâng cao đạo đức sao? Cho nên con người mới làm việc xấu, mới có thống khổ của địa ngục. Như vậy xem ra, những người bức hại Phật pháp có phải là căn nguyên những thống khổ này không, có phải là những kẻ xúi giục không, có phải họ phải tự gánh chịu ác báo to lớn hơn không? Vì thế đây chính là tạo nghiệp vô biên.
Trong quá trình bức hại Pháp Luân Công ấy, Pháp Luân Công giảng Chân Thiện Nhẫn, đối với bất kì ai cũng không có hại, chính là bản thân làm người tốt, bản thân luyện công, hoàn toàn là hòa bình, hoàn toàn là vấn để tự do tín ngưỡng. Trải qua 20 năm bị Trung Cộng hãm hại, có bao nhiêu người đã từng tham gia bức hại, hoặc đi theo cười nhạo những người tu luyện Pháp Luân Công? Toàn bộ hình thế bức hại, không phải là được tạo thành như thế sao?
Mấy ngày trước, tôi thường bắt gặp một câu nói như thế này trên Facebook: “Khi tuyết lở, không có bông tuyết nào là vô tội”. Đây là một câu nói nổi tiếng của nhà thơ Ba Lan – Stanisław, phiên dịch thành tiếng Anh là “No Snowflake in an avalanche ever feels responsible”. Vấn đề không phải là bạn có cảm thấy bản thân mình có trách nhiệm hay không, mà là do Thần nhìn nhận bạn có trách nhiệm hay không. Khi Phật pháp gặp phải bức hại, kỳ thực im lặng cũng chính là ngầm đồng ý để bức hại xảy ra. Cho nên phương Tây có câu danh ngôn: “Nơi nóng rát nhất của địa ngục, được dành cho những người trước sự khủng hoảng đạo đức nghiêm trọng mà vẫn giữ trung lập”.
Cuối cùng, tôi sẽ kể cho mọi người một câu chuyện ngắn mà tôi đọc được trên trang Epoch Times:
“Năm nay là năm mà ngôi làng Oberammergau thuộc bang Bavaria, nước Đức lại diễn vở kịch ‘Chúa Jesus gặp nạn’, ngôi làng với dân số khoảng 5.000 người nằm dưới chân núi Alps, từ năm 1634 trở đi cứ cách 10 năm họ lại diễn vở kịch ‘Chúa Jesus gặp nạn’ 100 lần trong vòng một năm, để tạ ơn Thần đã cứu những người thôn dân năm xưa thoát khỏi Cái Chết Đen, truyền thống này đã kéo dài gần 400 năm. Nguyên nhân là vào năm 1633 trong cuộc chiến kéo dài 30 năm ở Châu Âu, Cái Chết Đen lại lần nữa hoành hành và Oberammergau cũng không tránh khỏi kiếp nạn này. Trong làng, khoảng hai hộ gia đình thì có ít nhất một người chết, dân làng hoảng sợ vô cùng. Sau khi mai táng thân hữu, Cha xứ dẫn đầu dân làng quỳ xuống đất và cầu xin Thượng đế. Họ phát ra lời thề, nếu như Thượng đế có thể giúp họ thoát khỏi đại họa Cái Chết Đen này, họ nguyện sẽ báo ơn bằng cách mỗi 10 năm sẽ diễn một lần vở kịch ‘Chúa Jesus gặp nạn’ cho đến ngày tận thế mới thôi. Theo truyền thống kể lại, ngay khoảnh khắc họ phát ra lời thề, Cái Chết Đen không còn cướp đi bất kỳ mạng sống nào nữa. Qua năm sau, người dân Oberammergau đã bắt đầu thực hiện lời hứa diễn vở kịch “Chúa Jesus gặp nạn”. Vở kịch tái hiện lại những ngày cuối cùng Chúa Jesus ở nơi thế gian. Khán giả sẽ ngồi ở trong phòng, còn sân khấu được bố trí ngoài trời, dùng bầu trời và dãy núi làm phông nền. Hiện nay, sức chứa của nhà hát là 4.800 khán giả, là nhà hát lộ thiên lớn nhất thế giới. Vở kịch ‘Chúa Jesus gặp nạn’ có thời lượng diễn xuất là 5 tiếng và 3 tiếng nghỉ ngơi, được diễn từ tháng 5 đến tháng 10, tổng cộng là 100 lần”.
Điều tôi muốn nói là, trận ôn dịch này không hề đơn giản như chúng ta nhìn thấy, giống như trận đại ôn dịch ở La Mã năm xưa cũng không hề đơn giản như vậy.
Nhưng cũng không phải là không có cách để thoát khỏi. Trước đây tôi đã từng nói đến, trước tiên kẻ bức hại Pháp Luân Công là Trung Cộng, như vậy bất kỳ ai đã từng gia nhập Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng thì phải thoái xuất khỏi các tổ chức đó. Tôi thấy rằng những bạn có thể vào xem Youtube đều có thể đã biết cách vượt tường lửa (tác giả đang nói đến người Trung Quốc), tôi đã ghim đường dẫn thoái Đảng, thoái Đoàn, thoái Đội ở bên dưới. Bạn có thể dùng hóa danh để thoái, rất an toàn. Thứ hai, nếu như bạn hy vọng nhận được sự phù hộ của Phật pháp, hãy thành kính niệm câu: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân Thiện Nhẫn Hảo”.
Thực hiện hai điều này thực sự không khó, hơn nữa đều không mất chi phí. Tôi không có ý buộc mọi người phải đến tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Trước tình hình ôn dịch này, tôi chỉ là muốn đề xuất một giải pháp. Hy vọng mọi người đều có thể bình an, khỏe mạnh. Càng hy vọng mọi người có thể kể lại câu chuyện và cách tránh nạn trên đây cho những người xung quanh bạn.
GS Chương Thiên Lượng