Chắc hẳn nếu ai đó nói với bạn “sữa không tốt cho sức khỏe”, ngay lập tức bạn thấy điều này rất khó chấp nhận. Đơn giản vì chúng ta đã được “rèn luyện” từ nhỏ để coi sữa là một thực phẩm thiết yếu và tốt cho sức khỏe. Nhưng sự thật có phải là vậy?
Ai cũng đã từng nghe qua những lợi ích từ sữa như mau lớn, thông minh, khỏe mạnh, giàu canxi cho khung xương vững chắc đặc biệt là đối với sự phát triển của trẻ em,… Các thông tin về lợi ích của sữa này từ đâu? Chủ yếu là từ quảng cáo của các hãng sữa.
Ngoài ra, ở Mỹ đã từng có một chiến dịch tên là “Bạn có sữa chưa?” (Got Milk) kêu gọi người người nhà nhà uống sữa diễn ra vào năm 1993, khi doanh số bán sữa đang trên đà tụt dốc.
Sữa phổ biến khắp mọi nơi từ các vận động viên tới những người nổi tiếng, ai cũng tươi cười uống sữa với niềm tin xương sẽ rắn chắc và hàm răng khỏe mạnh. Thế nhưng có chắc là sữa hoàn toàn tốt đối với xương chúng ta?
Quá trình tiệt trùng
Tất cả sữa bò trên thị trường hầu hết đều là sữa tươi tiệt trùng. Tức là sữa đã trải qua quá trình dùng nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn, tránh tình trạng sữa bị chua. Vấn đề nằm ở đây, tiệt trùng ở nhiệt độ cao sẽ làm chết các lợi khuẩn cũng như phá hủy một số dưỡng chất quan trọng trong sữa như vitamin C và i-ốt.
Quy trình tiệt trùng này cũng phá hủy rất nhiều men chuyển hóa trong sữa. Vì vậy, dù sữa bò có nhiều canxi và photpho nhưng chúng lại không được hấp thu vào cơ thể do thiếu men chuyển hóa.
Ở các quốc gia tiêu thụ sữa nhiều như Mỹ và châu Âu, người ta vẫn thấy một tỷ lệ khá cao bệnh nhân loãng xương. Các quảng cáo vẫn thường nói uống sữa sẽ cung cấp canxi ngăn ngừa loãng xương.
Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây lại cho thấy điều ngược lại. Nghiên cứu của ĐH Havard theo dõi 75.000 phụ nữ trong 12 năm cho thấy việc tăng tiêu thụ sữa hoàn toàn không có hiệu quả bảo vệ đối với xương gãy.
Những con bò không lành mạnh
Dù là sữa nguyên chất hay sữa đã tiệt trùng, nếu bạn đang có ấn tượng tốt về hình ảnh những con bò khỏe mạnh trên đồng cỏ xanh được vắt sữa để trở thành bữa ăn của bạn thì những điều sau có thể khiến bạn thất vọng.
Những con bò sử dụng để cung cấp sữa trên thị trường không phải là bò nuôi ngoài tự nhiên. Để tăng sản lượng, chúng được nuôi trong chuồng và được bơm hooc môn kích thích tăng trưởng là rBGH (Somatotropin), hooc môn nhân tạo gây biến đổi gen kích thích đàn bò nhanh chóng trưởng thành và tiết sữa.
Trong khi hooc môn này đã bị cấm ở Nhật Bản, Úc, Canada và châu Âu vì những nguy cơ cho người hay động vật, thì tại nhiều nước khác rBGH vẫn được sử dụng rộng rãi nhằm tăng sản lượng sữa lên 10-15%.
Sữa được sản xuất từ những con bò này ngoài chất tăng trưởng còn có hơn 20 chất giảm đau và kháng sinh được tìm thấy. Những con bò này rất yếu và dễ bệnh, trong sữa của chúng cũng tìm thấy mủ và nhiều mầm bệnh.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra sữa bò có liên quan đến sự hình thành và phát triển của khối u.
Phá hủy xương
Sữa tươi thanh trùng là sữa chỉ được làm nóng ở khoảng 70 độ C, vì vậy không thể diệt hết vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là salmonella – một vi khuẩn gây nhiễm độc ăn uống.
Sữa tiệt trùng sẽ chiếm ưu thế hơn cả khi được làm nóng ở 140 độ C có thể loại hết mầm bênh. Tuy nhiên, nhiệt độ cao sẽ làm mất các dưỡng chât có tính kiềm như vitamin C, i-ốt, canxi, magie, các enzym,…, biến sữa thành một thực phẩm có tính axit cao, gây ra tình trạng tăng acid máu hay “nóng trong”.
Nếu kéo dài, xương sẽ bị các acid trong máu phá hủy nặng nề, biểu hiện bằng những lỗ thủng lỗ chỗ trên xương, xương càng ngày càng xốp dần cuối cùng dẫn tới bệnh loãng xương.
Ngoài ra, môi trường acid cũng là điều kiện tốt để các khối u phát triển. Nếu bạn lười ăn rau, thích uống sữa, nghiện ăn đồ ngọt và món chiên xào thì mọi thứ sẽ càng tồi tệ hơn.
Nếu bạn là người thích uống sữa, thay vì sữa bò hãy thử trải nghiệm những loại sữa từ thực vật mà vẫn bổ dưỡng như sữa đậu nành, sữa bắp, sữa hạnh nhân…
Hoàng An, Theo DavidWolfe