Lò vi sóng tuy dễ sử dụng và tiện lợi, nhưng lại có thể tiềm ẩn những hiểm đến sức khoẻ như: ung thư, giảm tế bào hồng cầu…
Lò vi sóng là thiết bị sử dụng điện từ trường (EMF), rung ở tốc độ 2,4 tỷ lần một giây. Điều này khiến lượng nước trong thức ăn cộng hưởng ở tần số cực cao và tạo ra độ nóng.
Ảnh hưởng của lò sóng đến thức ăn
Lò vi sóng làm giảm hàm lượng dinh dưỡng có trong tất cả các thực phẩm. Các enzyme sẽ bị biến tính do quá trình bức xạ, nghĩa là bạn chỉ nhận được một phần của các chất dinh dưỡng mà đáng lẽ bạn sẽ nhận được.
Các nghiên cứu của Nga và Nhật Bản cho thấy thức ăn có thể mất đi 60-90% giá trị khi nấu hoặc làm nóng bằng lò vi sóng. Các loại vitamin quan trọng như B, C, E và các khoáng chất cần thiết cũng có thể bị mất.
Các loại thức ăn ít nước được nấu trong lò vi sóng có thể mất đến 97% chất chống oxi hóa.
Ảnh hưởng đến tim
Trong nghiên cứu của mình, Giáo sư Magda Havas, Trường Đại học đã tìm ra “bằng chứng không thể chối cãi” rằng tần số vi sóng có ảnh hưởng đến tim.
Bà đã theo dõi nhịp tim của những người đứng gần lò vi sóng. Tất cả đều có những thay đổi nhịp tim khi lò được bật.
Ảnh hưởng của lò vi sóng đến sức khoẻ
Các sóng bức xạ được sử dụng trong lò vi sóng thực sự được thiết kế để đun nóng nước.
Cơ thể chúng ta đa phần là nước nên chúng ta sẽ hấp thụ bức xạ vi sóng một cách tự nhiên.
Thay đổi trong máu
Một nghiên cứu ở Thụy Sĩ thấy rằng những người ăn các thức ăn khi cho qua lò vi sóng sẽ làm tăng mức độ cholesterol, đồng thời làm giảm các tế bào hồng cầu và bạch cầu trong khi lại làm tăng hemoglobin và sản sinh ra các hợp chất phân ly phóng xạ.
Ung thư
Có nhiều tác nhân gây ung thư do sử dụng lò vi sóng:
Thứ nhất, nhiều dụng cụ đựng bằng nhựa nhiễm chất gây ung thư sẽ bị dính vào thức ăn khi chúng được hâm nóng.
Thứ hai, thức ăn từ lò vi sóng có chứa những chất đặc hiệu hỗ trợ quá trình này, chẳng hạn như BPA, polyethylene terpthalate (PET), benzen, toluen và xylen – tất cả đều có liên quan với ung thư.
Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng.
– Có thể thay thế lò vi sóng bằng lo nướng hoặc lò hấp.
– Khi rã đông thì tốt nhất cho thực phẩm ra ngoài thay vì cho vào lò vi sóng.
– Các thực phẩm có thể đưa ra khỏi tủ lạnh trước một tiếng hoặc rã đông một phần bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc đặt lên chảo nóng nếu cần.
– Nếu vẫn nhất thiết muốn giữ lại lò vi sóng thì không cho trẻ em, phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch kém lại gần lò vi sóng khi đang hoạt động.
– Tránh lò vi sóng đang quay càng xa càng tốt, như vậy nguy cơ nhiễm EMF của bạn sẽ giảm đi đáng kể.
Hà My
Bài viết trên chỉ có mục đích tham khảo.
Xem thêm: