Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa công bố phát hiện về tàn tích cách thức chôn cất di cốt của một bộ lạc cổ xưa sống vào khoảng thế kỷ 15 ở Campuchia.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa công bố phát hiện về tàn tích cách thức chôn cất di cốt của một bộ lạc cổ xưa sống vào khoảng thế kỷ 15 ở Campuchia.
Thông tin trên tạp chí National Geographic cho hay, bộ lạc này từng sống tại khu vực dãy núi hẻo lánh Cardamom ở miền nam Campuchia, trong thời kỳ Đế quốc Khmer bị suy tàn thuộc thế kỷ 15. Nhờ phát hiện cách thức chôn cất của bộ lạc này – những quan tài được làm bằng thân cây hay những bình gốm lớn mà bên trong chứa đựng hộp sọ và xương cơ thể – nên những thông tin về bộ lạc dần dần được hé lộ.
Kể từ năm 2003 đến nay, mười địa điểm chôn cất di cốt bằng các vật dụng trên đã được tìm thấy tại dãy núi Cardamom, trong đó vị trí được chôn cất cao ít nhất là 50m trên những hốc hiểm trở của dãy núi này – nơi con người rất khó phát hiện và tiếp cận. Các nhà khoa học cho biết chỉ khi nào xác người bị phân hủy hoặc được động vật “dọn sạch” phần mềm cơ thể thì xương và hộp sọ của họ mới được đặt vào các vật dụng chôn cất trên.
Trưởng nhóm nghiên cứu – TS Nancy Beavan làm việc tại Khoa giải phẫu của ĐH Otago (New Zealand) cho hay việc chôn cất tại nơi núi cao như thế không hề dễ dàng. Bà Beavan và các cộng sự từ Campuchia, Úc, Mỹ và Scotland đã phát hiện hệ thống dây và các sọt tre dùng để vận chuyển các quan tài lên trên và xuống dưới núi trong quá trình chôn cất di cốt. “Phát hiện này giúp chúng tôi biết thêm nhiều điều về một nền văn hóa cũng như cuộc sống độc đáo của một bộ lạc đã biến mất ở Campuchia từ thế kỷ 15”, TS Beavan trên National Geographic. Thiên Nhiên |