Các nhà khoa học phát hiện một phần ba số định tinh hay còn gọi là hằng tinh của hệ Ngân Hà đã rời khỏi vị trí trong quỹ đạo. Đây là chứng cứ đầu tiên liên quan đến sự di chuyển của chúng.
Hệ ngân hà mà chúng ta nhìn thấy là một tập hợp các hằng tinh vô cùng to lớn, mà Mặt trời là một trong số đó. Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong hệ Ngân Hà đang tồn tại một hiện tượng dịch chuyển các hằng tinh. Có những cái rời xa khỏi trung tâm hệ Ngân Hà, có những cái lại tiến nhập vào gần trung tâm hơn.
Theo kết quả dữ liệu của SDSS (Sloan Digital Sky Survey – Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan) trên 10 vạn khối hằng tinh thì một phần ba số hằng tinh của hệ Ngân Hà đã di chuyển từ vị trí ban đầu tới một nơi khác trong hệ. Cũng từ kết quả này mà các nhà khoa học đã vẽ được bản đồ hệ Ngân Hà:
Đây là chứng cứ đầu tiên liên quan đến sự di chuyển của các hằng tinh. Donaid Schneider, Giáo sư thiên văn học đến từ đại học công lập Pennsylvania cho rằng: “Chúng tôi có thể quan sát, đo đạc tính chất của gần 7 vạn hằng tinh bằng cách sử dụng máy quang phổ hồng ngoại SDSS. Nghiên cứu này có thể được mô tả như ‘khảo cổ học’ thiên hà, vì những dữ liệu thu được sẽ giúp chúng ta tiến hành nghiên cứu lịch sử, sự hình thành của các quần thể hằng tinh trong hệ Ngân Hà, phân tích vị trí và quỹ đạo của chúng”.
“Trong thế giới hiện đại của chúng ta, nhiều người đi xa khỏi nơi sinh thành của họ, đôi khi nửa vòng thế giới. Trên thực tế, các hằng tinh trong vũ trụ cũng như vậy, hơn 30% số hằng tinh trong hệ Ngân Hà đã di chuyển một chặng đường dài và rời khỏi nơi chúng được sinh ra”, Michael Hayden, nhân viên nghiên cứu của trường đại học công lập New Mexico so sánh.
Trong bản đồ, rất nhiều hằng tinh đi xa khỏi trung tâm hệ Ngân Hà. Các cuộc khảo sát bầu trời đã vẽ ra bản đồ phân bố hệ Ngân Hà một cách kỹ lưỡng, và ghi lại tín hiệu quang phổ của khí quyển trong quần thể hằng tinh, như vậy chúng ta cũng có thể biết được các nguyên tố cấu thành trong các hằng tinh. Theo đó, xác định được 15 nguyên tố khác nhau, trong đó bao gồm carbon, silic và sắt.
Quang phổ hằng tinh cho thấy, sự phân bố các nguyên tố hóa học trong hệ Ngân Hà không ngừng biến đổi, một số nguyên tố nặng sẽ tập trung ở lõi của chúng, khi hằng tinh chết, các nguyên tố nặng trở lại không khí và tiến vào khu vực hình thành một hằng tinh tiếp theo, xuất hiện dựa trên hình thức khói bụi và khí quyển, từ đó tham dự vào sự hình thành hằng tinh tiếp theo.
“Một khi chúng tôi mở khóa các nội dung thông tin đầy đủ của APOGEE ( Apache Point Observatory Galactic Evolution Explorer), chúng ta sẽ hiểu biết được tính chất hóa học và hình dạng thiên hà của chúng ta rõ ràng hơn“, Steven Majewski, nhà nghiên cứu chính của APOGEE nói.
Theo Chanhkien.org