Wilhelm Konig, một nhà khảo cổ người Đức đã tìm thấy ở ngoại ô Baghdad, Irag một vật thể kỳ lạ trông giống một cục pin. Theo phân tích, vật thể này được chế tạo từ cách đây 2000 năm.
Pin Baghdad có cấu tạo khá đơn giản với vỏ ngoài làm bằng đất sét nung, nắp pin được làm từ nhựa đường. Lớp vỏ bên trong của pin có dạng hình trụ được làm từ đồng. Một thanh sắt nhỏ sẽ được đâm xuyên qua nắp nhựa và nhúng trong dung dịch điện phân có trong bình xi lanh.
Các nhà khoa học cho biết, pin Baghdad có khả năng tạo ra một dòng điện với điện áp lớn hơn 1 Vôn.
Trường cao đẳng Smith ở tiểu bang Massachusetts nước Mỹ đã tiến hành tái tạo thiết bị này. Một bài viết đăng trên trang web của trường diễn giải: “Không có tài liệu nào mô tả chính xác công dụng của chiếc bình, nhưng theo suy đoán, rất có thể nó là một loại pin”.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, nó được dùng để mạ điện – một phương pháp mạ phổ biến được tiến hành bằng cách đặt một lớp kim loại lên một lớp kim loại khác, trong khi những người khác lại cho rằng nó có thể được dùng để giảm đau hoặc châm cứu.
Những vật thể như Pin Baghdad được gọi chung là Oopart (Out Of Place ARTifact – Đồ vật ngoài không gian) khiến các nhà khoa học phải đau đầu và thường gây nên cuộc tranh luận về sự tồn tại của văn minh thời tiền sử. Trước nền văn minh hiện tại của con người, các nền văn minh khác có thể từng tồn tại.
Tinh Hoa (t/h)