Abhas Mitra – Nhà khoa học người Ấn Độ từ ĐH Mumbai: “Hố đen thực sự không tồn tại và thứ gọi là hố đen thực chất là một quả cầu plasma có từ trường cực lớn”.
Kết luận mới về sự tồn tại của hố đen
Trước kia, hố đen được định nghĩa là một khu vực rất nhỏ nhưng có trọng lực cực lớn, cho phép nó “nuốt” bất kỳ thứ gì, kể cả ánh sáng.
Tuy nhiên mới đây, NASA đã công bố một bức ảnh “gây sốc” cho toàn thế giới: “cảnh một hố đen giải phóng chùm tia X khổng lồ”.
NASA miêu tả đó là một hiện tượng cực hiếm: “Các hạt tạo thành một vầng hào quang, bùng nổ và thoát ra khỏi hố đen”.
Nhưng Abhas Mitra – một nhà khoa học người Ấn Độ từ ĐH Mumbai – cho rằng bức ảnh của NASA đã góp phần ủng hộ giả thuyết của ông: “Hố đen thực sự không tồn tại và thứ gọi là hố đen thực chất là một quả cầu plasma có từ trường cực lớn”.
Cụ thể, ông cho biết: “Khi một ngôi sao sụp đổ, toàn bộ vật chất nén lại tạo nên thứ chúng ta gọi là hố đen. Tuy nhiên dựa trên bức ảnh này, chúng tôi tin rằng những ngôi sao khi “chết” đi sẽ tạo thành một quả cầu lửa hút được mọi thứ”.
Mitra gọi thứ được tạo thành là MECOs (Magnetospheric Eternally Collapsing Objects – tạm dịch: Từ trường sụp đổ vĩnh cửu). Ông cho biết bức ảnh mới của NASA có thể giúp giải thích được sự tồn tại của MECO: “Những dòng khí bị hút vào trong bởi trọng lực, sau đó bị nung nóng để tạo thành chùm tia X. Theo Einstein, các lỗ đen không thể có từ trường bên trong, nhưng MECOs thì có”.
Theo khoahoctv