Mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hai thành phố cổ thuộc nền văn minh Maya tại Mexico. Hàng thế kỷ qua chúng nằm ẩn giấu trong rừng rậm tại bang Campeche, bán đảo Yucatan. Hai thành phố này bị bao phủ bởi thảm thực vật dày và rất khó tiếp cận.
Thành phố thứ nhất có tên là Lagunita, lối vào nơi đây được miêu tả giống con quái vật đang há miệng.
Thành phố thứ hai được gọi là Tamchen, xuất hiện vào thời kỳ cuối Tiền Cổ (Late Preclassic), khoảng năm 300 TCN đến năm 250 SCN.
Hơn 30 hầm chứa nước, thường gọi là chultun, được tìm thấy tại đây. Chultun là một loại hầm ngầm dưới đất có dạng hình chai, chủ yếu được người Maya dùng để chứa nước mưa.
Đoàn thám hiểm do ông Ivan Sprajc tại Trung tâm Nghiên cứu Viện Khoa học Nghệ thuật Slovenian dẫn đầu đã khám phá ra hai thành phố bí ẩn này.
Vị trí nơi phát hiện ra hai thành phố cổ Maya ở phía đông nam thành phố Campeche của Mexico
Trả lời phỏng vấn Discovery News, ông Sprajc cho biết: “Hai thành phố đã mở ra nhiều câu hỏi mới về sự đa dạng của nền văn minh Maya. Phần lớn vai trò của khu vực đó chưa được khám phá trong thời kỳ lịch sử Maya và mối quan hệ với những di tích khác”.
Hình ảnh một tấm bia được phát hiện từ thành phố Maya cổ xưa ở thành phố Lagunita vào ngày 17/5/2014. Đây có thể là tấm bia đá được dùng cho một ngôi mộ của người Maya.
Những tấm bia cổ đại có trong nhiều nền văn minh như Ai Cập cũng được tìm thấy ở thành phố Lagunita (trái) và Tamchen (phải) vào tháng 5/2014.
Sự sụp đổ của nền văn minh Maya cho đến nay vẫn là điều bí ẩn. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó có giả thuyết do hạn hán hay bùng nổ dân số.
Theo Đại Kỷ Nguyên, Dailymail