“Thợ săn hố đen” NuSTAR – kính viễn vọng quang phổ hạt nhân của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) – vừa xác định chính xác tốc độ các vật thể quay xung quanh một hố đen ngoài vũ trụ.||
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học xác định chính xác dấu vết của năng lượng tối bí ẩn nhất trong vũ trụ – hố đen. Đặc biệt, số liệu từ kính thiên văn còn cho biết chính xác tốc độ quay của các vật thể xung quanh hố đen nằm ở trung tâm thiên hà NGC 1365, nằm cách chúng ta chừng 56 tỷ năm ánh sáng.
Trên thực tế, năng lượng tối từ hố đen có thể hấp thụ mọi thứ tới gần nó, kể cả ánh sáng. Tuy nhiên, trong quá trình lực hút khổng lồ nuốt chửng các loại vật thể, chúng sẽ tạo ra ma sát và nóng lên, khiến những thứ sắp bị nuốt phát ra tia X. Chính nhờ những tia X này, thợ săn hố đen NuSTAR mới có thể tìm ra dấu vết một hố đen trong vũ trụ. Những số liệu mà NuSTAR gửi về trái đất cho thấy, hố đen nằm ở trung tâm ngân hà NGC 1365 có trọng lượng lớn gấp 2 triệu lần so với mặt trời của chúng ta. Hố đen này không ngừng lớn mạnh suốt hàng tỷ năm qua nhờ cách hấp thụ vật chất từ những ngôi sao hoặc hành tinh ở gần nó. Không ngoại trừ khả năng, hố đen này được tạo thành nhờ sự kết hợp của 2 hay nhiều hố đen khác. Nhờ những số liệu chính xác tới mức chưa từng có mà NuSTAR thu thập được, các chuyên gia thiên văn xác nhận vận tốc quay của vật thể gần miệng lỗ có thể đạt 84% so với tốc độ ánh sáng. Thậm chí, nó còn cho phép các nhà thiên văn xác định được hướng quay của các thiên thể xung quanh miệng hố đen khổng lồ.
Dù các nghiên cứu khẳng định, hố đen tồn tại ở mọi thiên hà trong vũ trụ, tuy nhiên, kết quả theo dõi của NuSTAR lần đầu xác định rõ vị trí, khối lượng cũng như tốc độ quay của các vật thể xung quanh nó. Với việc tập trung tia X năng lượng cao, NuSTAR sẽ cho những hình ảnh rõ nét gấp 10 lần đồng thời nhạy cảm gấp 100 lần so với các loại kính thiên văn quang phổ khác. Tuy sứ mệnh săn lùng hố đen của NuSTAR chỉ kéo dài 2 năm nhưng dựa vào những thành quả nó đạt được trong việc nghiên cứu vũ trụ, thời gian hoạt động của nó có thể được NASA kéo dài. Với tổng chi phí xây dựng và phóng đi lên tới 170 USD, NuSTAR hứa hẹn sẽ mang lại cho giới chuyên môn cái nhìn mới về vũ trụ bao la và làm sáng tỏ một phần năng lượng tối bí ẩn của vũ trụ. Hồng Duy Theo Infonet |