Tinh Hoa

Phản bội lời thề, không vi phạm pháp luật nhưng vẫn bị trừng phạt

Nói ra một lời thề đại khái chỉ giống như là những giao kèo bằng miệng, nhưng việc này cũng có những pháp lý nhất định. Vậy nên, phản bội lời thề ắt sẽ bị trừng phạt.

Phu nhân của Trương Mỗ nói: “Trước đây tôi là tiểu thiếp của Thị Lang Mỗ Công. Khi ông ấy còn sống, vì để được sủng ái nên tôi đã từng thề rằng nếu ông ấy chết tôi sẽ không tái giá”. (Ảnh: Internet)

Ngày xưa, có một người tên là Trương Mỗ làm nghề buôn bán trong kinh thành. Trương Mỗ cưới một một phụ nữ đã có một đời chồng, mọi cử chỉ hành động của vị phu nhân này đều mang khí phách của gia đình quý tộc. Trương Mỗ vốn có sẵn khối gia sản khá lớn cộng với  công việc kinh doanh cũng rất thuận lợi, nên cuộc sống của gia đình họ rất sung túc dư giả.

Một ngày kia, có một vị quan dẫn theo rất nhiều tùy tùng, ngồi trên kiệu 8 người khiêng, trên đầu có một cái ô che màu vàng, đi đến trước cửa nhà của Trương Mỗ. Vị quan lớn tiếng hỏi: “Đây có phải là nhà của Trương Mỗ không?”. Một người hàng xóm trả lời: “Bẩm quan, đúng ạ!”.

Vị quan này lệnh cho những tùy tùng ở xung quanh: “Trương Mỗ không có tội, bắt lấy vợ của hắn”.

Đám tùy tùng vâng lệnh chạy vào bắt vợ Trương Mỗ ra rồi trói tay lại sau lưng.

Trương Mỗ nhìn thấy vị quan thanh thế hiển hách uy nghiêm, dù ngơ ngác không hiểu chuyện gì nhưng cũng không dám hé răng nói nửa lời. Vị quan lệnh cho thuộc hạ đánh phạt phu nhân của Trương Mỗ 30 trượng. Xử phạt xong, đám quan quân lại hiên ngang rời đi, không nói thêm điều gì.

Mọi người trong thôn đều lấy làm kỳ lạ, không hiểu vì nguyên nhân gì mà vợ của Trương Mỗ lại bị xử phạt như vậy. Họ nhìn thấy khi đoàn quan quân đi đến một rừng cây, thì đột nhiên biến mất, chỉ thấy gió lốc cuồn cuộn thổi về hướng Tây Nam.

Khi bị đánh, phu nhân cua Trương Mỗ chỉ biết dập đầu nhận tội, không dám kêu oan. Sau này mọi người hỏi mới biết được nguyên nhân. Phu nhân của Trương Mỗ nói: “Trước đây tôi là tiểu thiếp của Thị Lang Mỗ Công. Khi ông ấy còn sống, vì để được sủng ái nên tôi đã từng thề rằng nếu ông ấy chết tôi sẽ không tái giá. Hôm nay hồn phách của ông ấy hiện về để trừng phạt, tôi không có gì để nói!”.

Nguồn:《Duyệt vi thảo đường bút ký》

******

Phản bội lời thề, việc này trên bề mặt là không vi phạm pháp luật của con người. Tuy nhiên, đạo lý của trời đất lại không dung thứ cho hành vi này. Người xưa vẫn thường nói rằng “một lời thề nặng tựa núi”, một lời thề được thốt ra là được Thần linh cùng trời đất chứng kiến.

Trong cuốn “Danh hiền tập” có viết rằng: “Nhân gian tư ngữ, thiên văn nhược lôi; ám thất khi tâm, thần mục như điện”. (Tạm dịch: Chuyện kín ở thế gian, trời nghe tựa như sấm, lén lút làm chuyện xấu, thần thấy như gương). Huống chi là phát lời thề nguyện?

Lời thề một khi đã phát ra là được ghi lại ở trên trời. Lời thề đã nói ra thì tất phải hoàn trả, nếu như trái với điều thề ước thì thiên báo rất rõ ràng. Vì vậy, đừng tùy tiện phát ra lời thề, khi đã phát lời thệ nguyện rồi thì nhất định phải làm; phản bội lời thề dù không vi phạm pháp luật của con người nhưng vẫn bị trời trừng phạt.

Lê Hiếu, biên dịch từ epochtimes.com