“Phong Thần diễn nghĩa” là bộ tiểu thuyết mang đậm tính Thần thoại, không chỉ ẩn chứa nhiều đạo lý sâu sắc gửi đến thế nhân, mà còn vẽ nên một bức tranh sinh động về các vị Thần Phật trong văn hóa truyền thống phương Đông. Trong đó có Ôn Thần Lữ Nhạc, thuộc về phía Thần phản diện giúp Trụ Vương làm điều bạo ngược, đã gieo rắc bệnh dịch làm hại quân dân Tây Kỳ. Điều này phần nào khiến người ta liên tưởng đến đại dịch viêm phổi Vũ Hán hôm nay.
Trợ Trụ vi ngược, gieo rắc dịch bệnh
Lữ Nhạc vốn xuất thân là người tu Đạo ở đảo Cửu Long, được miêu tả là một đạo sĩ có sắc mặt xanh, ba con mắt, mặc áo đại hồng bào, có thể biến hóa thành ba đầu sáu tay cự chiến với nhiều kẻ địch cùng lúc. Do nghe lời Thân Công Báo xúi giục, Lữ Nhạc cùng với bốn đệ tử của mình rời đảo đến trợ giúp quân Trụ đánh thành Tây Kỳ của nhà Chu.
Lữ Nhạc không những thần thông biến hóa, mà còn sở hữu nhiều pháp bảo, khiến cho Khương Tử Nha và quân tướng Tây Kỳ nhiều phen khốn đốn. Tuy nhiên, pháp thuật lợi hại nhất mà Lữ Nhạc tu luyện được chính là khả năng gieo rắc ôn dịch.
Bởi Trụ Vương là hôn quân vô đạo, còn Chu Vũ Vương là vị vua nhân đức, nên việc Khương Tử Nha phò Chu diệt Trụ là thuận theo ý trời và hợp với lòng người, nhờ vậy mà được rất nhiều đệ tử Tiên gia giúp sức, quân Trụ bại trận liên tiếp. Khi Lữ Nhạc tham chiến, ông ta sử dụng một loại độc dược do mình luyện được, gọi là “ôn đơn”, rải khắp trong ngoài thành Tây Kỳ, khiến cho đất, nước, và không khí đều nhiễm độc nặng nề.
Kết quả là toàn bộ quân dân Tây Kỳ, bao gồm cả Vũ Vương và Khương Tử Nha, đều nhiễm dịch bệnh, chỉ nội trong hai ngày toàn thành không còn ai ngồi dậy nổi, khắp nơi chỉ có tiếng rên rỉ mà thôi. Có thể nói, Lữ Nhạc chính là tiên phong trong việc ứng dụng “vũ khí sinh học” vào chiến tranh.
“Ôn đơn” của Lữ Nhạc không chỉ có tác dụng với người thường, mà ngay cả các đệ tử Tiên gia thần thông quảng đại cũng không thoát được dịch bệnh, chỉ trừ Na Tra là cốt hoa sen (không mang thân người) và Dương Tiễn có 72 phép biến hóa là không bị độc khí xâm hại.
May nhờ Ngọc Đỉnh chân nhân xuất hiện kịp thời, chỉ điểm cho Dương Tiễn đến động Hỏa Vân xin thuốc của Tam Thánh mang về rải khắp bốn cửa thành, khiến hơi độc tản mất, mới cứu được toàn thành khỏi phải thiệt mạng oan uổng. Tam Thánh đó chính là Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế, ba vị vua thủy tổ của thiên hạ trong Thần thoại phương Đông.
Sau đó quân Tây Kỳ phản công, Lữ Nhạc thấy “ôn đơn” khổ luyện ngàn năm của mình bị phá giải thì hết sức hoang mang, nên đã bại trận. Cả bốn đệ tử của ông ta đều bị giết chết, chỉ mình ông kịp thời thoát thân.
Không bỏ tâm tranh đấu, mất mạng trong trận Ôn Hoàng
Sau thất bại, Lữ Nhạc vẫn ngoan cố không chấp nhận ý trời, trái lại vì không bỏ được tâm tranh đấu nên càng oán hận Khương Tử Nha hơn, quyết chí trả thù. Lần này, ông ta cùng một đạo hữu của mình là Trần Canh tiếp tục lập nên trận Ôn Hoàng ở ải Xuyên Vân, ngăn cản bước tiến của quân Tây Kỳ.
Một bằng hữu khác của Lữ Nhạc là Lý Bình vốn thông tỏ thiên mệnh, nên gắng sức khuyên ông ta thu hồi ác trận, quay về đảo tu tâm dưỡng tính, không màng chuyện tranh đấu thì sẽ tránh được tai họa. Nhưng Lữ Nhạc rất kiêu ngạo, ỷ mình có trận Ôn Hoàng nên không sợ gì, lớn tiếng nói rằng không tin vào mệnh trời.
Quả nhiên trận Ôn Hoàng lần này khiến Khương Tử Nha phải một phen điêu đứng, Tử Nha bị giam trong trận 100 ngày, chịu đựng thống khổ không sao kể hết, cũng may nhờ có pháp bảo Tiên gia hộ thân nên ông chỉ mê man chứ không đến nỗi nguy hại tính mạng.
Sau khi kiếp nạn 100 ngày của Khương Tử Nha qua đi, cũng là lúc khí số Lữ Nhạc đã tận, liền xuất hiện kỳ nhân Dương Nhậm mang theo quạt báu đến phá trận Ôn Hoàng. Trong trận chiến này, Trần Canh và Lữ Nhạc đều lần lượt bỏ mình. Ngay cả Lý Bình vì đứng trong trận nên cũng vạ lây, vô tình bị quạt thần của Dương Nhậm đánh cho tan nát thịt xương.
Lữ Nhạc cùng Trần Canh làm trái ý trời, lập ác trận hại người và gieo rắc tai họa cho thế gian, có đền tội cũng không oan ức, chỉ đáng thương cho Lý Bình vốn đã nhìn thấu số kiếp, không màng hơn thua, vậy mà vẫn không tránh khỏi kiếp nạn.
Nguyên nhân cũng vì Lý Bình còn nặng tình bằng hữu, giả dụ khi đó khuyên Lữ Nhạc không nghe thì Lý Bình rời đi sớm, ắt đã không mang họa như vậy. Chỉ vì không đành lòng bỏ lại Lữ Nhạc, rốt cuộc Lý Bình cũng bỏ mình theo.
Ôn cổ minh kim
Từ khi diễn ra cuộc chiến Phong Thần đến nay đã qua hơn 3000 năm trôi qua, ngày nay ĐCSTQ cai trị vùng đất Trung Nguyên, so với Trụ Vương khi xưa còn tà ác và thâm độc hơn gấp muôn vạn lần, không chỉ bức hại người dân Trung Quốc mà còn là hiểm họa với toàn thể nhân loại.
Nếu năm xưa, những người giúp Trụ Vương làm điều bạo ngược dám ngông nghênh nói rằng không tin mệnh trời, thì nay ĐCSTQ ngang nhiên tuyên truyền chủ nghĩa vô Thần, lật đổ văn hóa truyền thống, bức hại tôn giáo tín ngưỡng, giết người mổ cướp nội tạng, phủ định nhân quả báo ứng, nhồi nhét buộc người ta chỉ được tin vào “sự lãnh đạo của Đảng”.
Năm xưa Lữ Nhạc vì muốn giúp Trụ Vương tiêu diệt Tây Kỳ mà điều chế “ôn đơn”, lập trận Ôn Hoàng, tạo ra dịch bệnh liên lụy đến vô số bách tính vô tội. Ngày nay, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành trên phạm vi toàn cầu, làm hại mạng sống của hàng triệu người trên thế giới, khiến nhiều quốc gia phải gánh chịu thiệt hại không thể tưởng tượng được, mà theo rất nhiều nguồn tin rò rỉ cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng, rất có thể chính ĐCSTQ đã tạo ra và phát tán chủng virus này.
Mặc dù vậy, ĐCSTQ luôn đùn đẩy trách nhiệm đó cho các nước phương Tây, hơn nữa liên tiếp che giấu tình hình dịch bệnh trong nước, còn thừa cơ thế giới nguy khốn để trục lợi, xuất khẩu vaccine kém chất lượng, thuốc giả, khẩu trang giả, thực phẩm giả, lan truyền tin tức giả đánh lừa dư luận,… Nếu thật sự có thể chứng thực ĐCSTQ chính là kẻ tạo ra virus corona, thì hiển nhiên so với Lữ Nhạc, tổ chức này còn tà ác và tinh vi hơn gấp nhiều lần.
Nhưng ý trời, thiên mệnh cũng như nhân quả báo ứng, sẽ không vì người ta không tin mà không tồn tại. Những kẻ chấp mê bất ngộ giúp Trụ làm ác như Lữ Nhạc rốt cuộc đã nhận lấy quả báo tương xứng. Ngày nay tuy ĐCSTQ truyền bá học thuyết vô Thần, nhưng Thần Phật sẽ không vì thế mà không tồn tại, trái lại “Trời diệt Trung Cộng” chính là Thiên ý đang ngày càng hiện rõ nơi thế gian.
Một trận đại dịch, tuy là thảm họa tàn khốc do ĐCSTQ gây ra cho nhân loại, nhưng cũng là tiếng chuông mà Thần dùng để cảnh tỉnh và nhắc nhở những quốc gia lầm đường lạc lối vẫn còn vì lợi ích về kinh tế hay chính trị mà thỏa hiệp với ĐCSTQ: ác đảng này chính là “kẻ thủ ác” gây tai họa cho thế giới, và cũng là tội đồ trong mắt Thần. Chỉ có rời xa ĐCSTQ, không tiếp tay cho nó, không lệ thuộc vào nó, thì mới có cơ hội vượt qua kiếp nạn.
Vẫn có những quốc gia, đoàn thể chính trị và cá nhân, tuy cũng biết rõ tội ác của ĐCSTQ, nhưng vì các loại nguyên nhân mà vẫn ủng hộ và hỗ trợ nó, không chịu rời xa nó, không thể buông bỏ nó. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì có khác chi Lý Bình, không nỡ bỏ lại Lữ Nhạc nên cuối cùng phải bỏ mạng oan uổng cùng ông ta?
Một chi tiết nữa đáng để chúng ta suy ngẫm, đó là thuốc hóa giải “ôn đơn” của Lữ Nhạc vốn nằm trong tay ba vị thủy tổ là Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế. Điều này dường như có ý gợi nhắc thế nhân rằng trong trào lưu trượt dốc đạo đức hiện nay, “vị thuốc” hiệu quả nhất chính là quay về với truyền thống của dân tộc mình, giữ gìn các chuẩn mực đạo đức mà cổ nhân đã đặt ra, không chạy theo những trào lưu biến dị kỳ quái của xã hội hiện đại.
Lữ Nhạc rải “ôn đơn” tạo thành đại ôn dịch, điều này cho thấy rằng trong quan niệm của cổ nhân, dịch bệnh không phải vô cớ xuất hiện, mà đều có Thần quản, là Thần tạo ra. Tam Thánh cấp giải dược để cứu quân dân Tây Kỳ, đó cũng là vì Vũ Vương là bậc minh quân nhân đức, Khương Tử Nha hành sự thuận theo mệnh trời, toàn dân Tây Kỳ đều là những người lương thiện coi trọng đạo đức, xứng đáng nhận ân huệ cứu độ của Thần mà vượt qua đại nạn. Nếu Vũ Vương cũng kém đức như Trụ Vương, Khương Tử Nha tùy tiện chống lại ý trời như Lữ Nhạc, quân dân Tây Kỳ đều là những người hung hãn hiếu chiến, trụy lạc phóng túng, thì thành Tây Kỳ đã không thể được cứu.
Cũng như câu “Tu nội mà an ngoại”, chỉ khi người ta tu dưỡng lại chính mình, chuẩn mực đạo đức của quần chúng đề cao lên, thì tình thế mới phát sinh biến đổi, tai họa mới dần dần được giải trừ.
Thế Di