Tinh Hoa

Nôn mửa và buồn nôn ở trẻ em: Chữa theo cách tự nhiên!

Nôn mửa là sự xả mạnh những thứ có trong dạ dày qua đường miệng và rất hay xảy ra ở trẻ em. Đôi khi, nôn mửa thậm chí có thể có lợi trong việc loại bỏ khỏi cơ thể các chất không mong muốn và các tác nhân gây bệnh mà trẻ con có thể đã vô tình nuốt phải.

Nôn mửa và buồn nôn ở trẻ em. (Ảnh: t/h)

Thông thường, nôn mửa ở trẻ em sẽ tự chấm dứt mà không cần bất kỳ can thiệp y tế nào. Tuy nhiên, vẫn nên cảnh giác trước các dấu hiệu mất nước, và cần chủ động làm dịu dạ dày của trẻ, bổ sung sự thiếu hụt chất lỏng và năng lượng trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây buồn nôn và nôn mửa ở trẻ em

Nôn mửa thường là triệu chứng của một số bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như:

Các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa ở trẻ em

Nói chung, nôn mửa thường đi kèm với các triệu chứng khác liên quan đến bệnh cụ thể hoặc là do suy nhược. Một số triệu chứng có thể kèm theo nôn mửa là:

Phòng ngừa

Để giảm nguy cơ nôn mửa ở trẻ em, chúng ta cần:

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Khi nào cần đến gặp bác sĩ. (Ảnh: Internet)

Đôi khi cần phải đi khám bác sĩ, nhất là khi nôn mửa kéo dài, trẻ bị mất nước và không thể giữ nước trong vòng 12 giờ hoặc kèm theo các triệu chứng sau: mờ mắt, cứng cổ, ho, sốt cao và đau nửa đầu.

Nôn mửa và các triệu chứng liên quan thường được “chữa khỏi” một khi nguyên nhân thuyên giảm. Trong hầu hết các trường hợp, nôn mửa ở trẻ em sẽ ngừng mà không cần điều trị y tế cụ thể. Tuy nhiên, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà để ngăn chặn nôn mửa và giúp con bạn cảm thấy khá hơn.

Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà để giúp giảm bớt buồn nôn và nôn mửa ở trẻ em.

1. Uống nhiều nước

Nôn mửa có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng trong cơ thể và gây hại cho con bạn. Do đó, bước đầu tiên để điều trị ói mửa ở trẻ em và ngăn chặn việc mất nước là uống nhiều nước. Chế độ ăn uống dạng lỏng không chỉ làm dịu dạ dày mà còn giúp hồi phục cơ thể.

Uống nước lọc thường cũng đủ để bù nước cho cơ thể của con bạn. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên cho trẻ uống đủ nước ngay cả khi chúng không cảm thấy khát.

Hơn nữa, một nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ vẫn có thể cho trẻ nhỏ uống một ít nước táo hoặc đồ uống ưa thích thay vì các dung dịch điện giải khi chúng đang hồi phục sau khi nôn.

Lưu ý: Trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị ói mửa, đừng cho con bạn ăn đồ ăn cứng, và nên cho trẻ ăn nhiều đồ lỏng hơn. Trẻ sơ sinh KHÔNG nên uống nước nếu không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

2. Bù dịch ORS

ORS được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là phương pháp điều trị đầu tiên cho tình trạng mất nước. Nó là một giải pháp nhanh chóng bổ sung các chất dinh dưỡng và chất lỏng bị mất và có thể dễ dàng chuẩn bị ở nhà. Các gói ORS cũng có bán sẵn trên thị trường.

Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trong báo cáo American Family Physician cho biết, liệu pháp bù nước bằng cách uống là phương pháp điều trị được ưu tiên cho tình trạng mất nước từ nhẹ đến trung bình do tiêu chảy ở trẻ em.

  1. Thêm ½ thìa muối và 6 thìa đường (hoặc đường nâu) vào 4 cốc nước uống.
  2. Khuấy đều cho đến khi muối và đường tan hoàn toàn.
  3. Cho trẻ uống dung dịch này vài lần trong ngày cho đến khi trẻ hồi phục hoàn toàn.

3. Hạt cây thì là

Một phương pháp chữa bệnh truyền thống đã được chứng minh bởi các nghiên cứu cũng như về hiệu quả của nó trong việc ngừng nôn ở trẻ em là hạt thì là.

Hạt cây thì là làm dịu đường tiêu hóa và giảm buồn nôn và triệu chứng nôn. Chúng cũng có các đặc tính kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột có thể gây nôn mửa. Thêm vào đó, mùi vị của nó giúp làm dịu dạ dày.

4. Chanh

Chanh cũng có thể giúp giải quyết nôn mửa mãn tính. Mùi của chanh có tác dụng giúp cơ thể tỉnh táo, làm giảm buồn nôn và ngăn ngừa nôn mửa. Giàu vitamin và khoáng chất, chanh có thể giúp bù đắp những chất bị mất do nôn.

Hàm lượng vitamin C cao của chanh là một lý do khác để sử dụng nó trong điều trị của bạn vì nó giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngay cả axit trong chanh cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và dẫn đến nôn mửa.

5. Bấm huyệt

Bấm huyệt cho trẻ. (Ảnh: Internet)

Vì nôn mửa và buồn nôn kèm theo thường khiến trẻ thậm chí không thể ăn uống được, bấm huyệt là một phương pháp điều trị hiệu quả không cần dùng thuốc để kiểm tra và ngăn ngừa sự mất nước và khoáng chất liên tục.

Trung y miêu tả các điểm bấm huyệt khác nhau trên cơ thể để giảm bớt các triệu chứng ngay lập tức mà không gây đau. Bấm lên những huyệt này có xu hướng giảm căng cơ và thúc đẩy lưu thông máu, có thể giúp ngăn chặn nôn mửa và buồn nôn.

Ví dụ, bấm vào huyệt Nội Quan (P6), nằm ở phía bên tay của cẳng tay gần cổ tay của bạn, sẽ giúp giảm buồn nôn và ói mửa.

Để mát-xa huyệt nội quan:

  1. Đặt ba ngón tay trên cổ tay của con bạn.
  2. Đặt ngón cái của bạn dưới ngón trỏ của con bạn.
  3. Mát-xa điểm này theo chuyển động tròn trong 2-3 phút. Tuy nhiên, đừng ấn mạnh quá.
  4. Lặp lại trên cổ tay kia.

Nếu con của bạn đủ lớn, nó có thể tự mình làm việc này.

Mẹo bổ sung

>>> Cho trẻ dùng kháng sinh quá mức có thể dẫn đến tổn thương phổi lâu dài

>>> Dậy thì sớm có liên hệ với chế độ ăn uống và lối sống

Xuân Nhạn, theo THR