Trong sinh hoạt của người phương Đông không thể thiếu đũa. Thực ra, đũa là một nét văn hóa do ông cha ta truyền lại, ẩn chứa nhiều nội hàm thâm thúy.
Phong cách làm đũa truyền thống và ý nghĩa
Chiều dài của đũa là 7 thốn 6 phân (khoảng 24cm), đại biểu cho con người có thất tình lục dục. Chiều dài khoảng 24cm là độ dài vừa phải thuận tiện cho việc tự chọn món hoặc đãi khách và phân cho con cái.
Đối với một đôi đũa thông thường phải có một đôi hai chiếc, âm dương phối hợp, hai cái hòa làm một, thiếu một cái cũng không được. Một đầu là hình tròn và đầu kia là hình vuông, như cái gọi là bầu trời tròn và mặt đất vuông, trùng với quan niệm của người cổ đại về thế giới.
Khi dùng đũa một đầu để gắp rau ăn cơm là hình tròn, có nghĩa là bầu trời, đầu còn lại kia được cầm trong lòng bàn tay là hình vuông, tượng trưng cho đất. Đôi đũa hàm chứa ý nghĩa trời tròn đất vuông. Ăn bằng đũa có nghĩa là con người có cơm ăn, là dựa vào sự ban tặng của đất trời.
Mặc dù đầu dùng để đưa rau và cơm vào miệng là tượng trưng cho trời! Nhưng đầu bên đất này vẫn phải do chính con người nắm bắt. Nếu không nắm chặt đũa, đũa sẽ rơi xuống đất, nội hàm và ý nghĩa của nó rất sâu xa, hằng ngày đều đang nhắc nhở con người.
Muốn con người cần phải hiểu đạo lý này: Phải xem thiên thời địa lợi nắm bắt cơ hội tốt trồng trọt đúng lúc và đúng nơi, thì mới có thể thu hoạch ngũ cốc, từ đó mới ấm no.
Chỉ cần kính Trời chiều theo thiên thời, ăn uống không phải là một vấn đề.
Khi đang ăn, người ta sẽ thấy khi dùng đũa cào cơm, con người há miệng ra mép bát để thuận theo phía đũa đầu tròn (tượng trưng cho trời), như thế sẽ dễ dàng ăn hết thức ăn trong bát. Bạn không phải lo lắng về việc đổ thức ăn ra ngoài dù nhắm mắt. Đây cũng là một lời cảnh báo mọi người cần phải thuận theo thiên thời và không được nghịch với thiên thời, chỉ cần kính Trời thuận theo thiên thời, ăn cơm sẽ không thành vấn đề.
Có người bất kính với trời, mở miệng ra là than trời không thuận với mình. Cũng giống như khi mọi người đang ăn, họ mở miệng và bận rộn nói chuyện, không muốn cầm đôi đũa đại diện cho một bên Trời để gắp cơm, và cuối cùng họ sẽ bỏ lỡ cơ hội. Có thể khi tất cả mọi người đã ăn no, người này ngừng nói chuyện phiếm, mới phát hiện thấy trên bàn không còn gì để ăn nữa rồi.
Giai thoại về đôi đũa
Cũng có nhiều giai thoại về đôi đũa từ xa xưa như:
Phạm Tiến Trung trong ‘Nho Lâm Ngoại Sử’ có kể rằng ông mất mẹ, vì muốn giữ đạo hiếu, không dùng đũa bạc, đũa ngà mà dùng đũa tre trắng để tỏ lòng hiếu thảo với mẹ.
Đũa bạc thường được sử dụng trong các gia đình đế vương để nhận biết thức ăn có độc hay không.
Thời xưa khi gả con gái, đôi đũa phải là một trong những của hồi môn, mang ý nghĩa “khoái (mau) sinh quý tử”.
Sau khi một người qua đời, đũa là thứ không thể thiếu ở cõi âm, người ta nói rằng các vong linh ở cõi âm phải sử dụng đũa để ăn.
Lưu Bị cố ý làm mất đũa chứng tỏ mình bất tài nhát gan trước Tào Tháo.
Đường Huyền Tông từng đưa đũa cho tể tướng Tống Nhân Kinh, khen ngợi tính tình ngay thẳng như đũa của ông.
Vì công chúa Vĩnh Phúc không muốn tuân theo mệnh lệnh của cha mình, cô đã bày tỏ quyết tâm của mình bằng cách bẻ gãy đũa, thà gãy không cúi đầu.
Nghi thức và những điều cấm kỵ
Đũa đã trải qua lịch sử mấy nghìn năm và được lưu truyền cho đến ngày nay, nên cũng có rất nhiều người chú ý đến các nghi thức và kiêng kỵ trong dân gian. Ví dụ, đôi đũa sẽ được coi là vật tốt lành và xuất hiện trong nghi thức đám cưới, đôi đũa tượng trưng cho những điềm lành như sinh con đẻ cái, hạnh phúc, sống hòa thuận.
Cũng có nhiều quy tắc sử dụng đũa, chẳng hạn như:
Không thể dùng đũa mà gõ bát, dân gian có câu “gõ bát đũa, xin ăn cả đời”, nghĩa là “bần cùng”.
Khi dùng đũa ăn cơm không được dùng đũa chỉ vào người khác, điều này tương đương với việc trách người, mắng người, là điều không được phép, khi ăn cơm dùng đũa chỉ vào người khác cũng là không lễ phép.
Việc ngậm đũa bằng miệng trong khi ăn là điều không nên.
Lấy đũa mà chọn tới chọn lui những món ăn yêu thích của bản thân khi ở trên bàn ăn, là một sự thiếu tu dưỡng điển hình, và nó vô cùng phản cảm.
Đừng dùng đũa bị ngược đầu với nhau khi ăn, sẽ mang đến cảm giác bụng đói cấp bách.
Việc dùng một chiếc đũa để đâm thức ăn trên đĩa hoặc dùng hai chiếc đũa làm một cái đũa để dùng là điều cấm kỵ. Hành vi này được coi là một hình thức làm nhục những thực khách ngồi cùng bàn.
Trong bữa ăn, những đôi đũa có độ dài ngắn khác nhau không được để trên bàn, dẫn đến tình trạng “ba dài, hai ngắn”. Điều này rất không may mắn và có nghĩa là “cái chết”.
Minh Tâm (Theo Sound Of Hope)