Tinh Hoa

Nói chuyện là một nghệ thuật: Một lời nói hóa giải tai ương

Người xưa thường dạy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tuy nhiên, nói lời thật lòng mà khiến người nghe phải tâm phục khẩu phục thì quả là một nghệ thuật. Những đối đáp thú vị của người xưa dưới đây rất ý nghĩa cho hậu nhân.

Ảnh minh họa nói chuyện là một nghệ thuật: Một lời nói hóa giải tai ương.

Xã hội hiện nay nếu so sánh với xã hội hiện đại, có rất nhiều chỗ khác biệt. Ví dụ, cổ nhân khi đang nói chuyện thì sẽ coi trọng giai tầng của người đối diện để tuân thủ lễ nghi trong lúc nói chuyện. Bởi vậy, quan viên đang cùng đế vương đối thoại thì lại càng cần phải thời thời khắc khắc cẩn thận, hết sức cẩn thận, để tránh chọc tức long uy. Mặt khác, cổ nhân xem trọng lời hứa, một khi hứa hẹn đối phương, thì nhất định phải tuân thủ, không phụ sự mong đợi của người ta.

Thiên hạ đều biết mà vua không biết – Lý Miễn đối đáp vua Đức Tông

Quan chức thời cổ đại khi đối đáp với hoàng đế thì trả lời vô cùng thận trọng, để tránh chọc tức người nắm giữ ngai rồng. Bởi vậy, trung thần dám hướng đến hoàng đế để nói thẳng nói thật, nhưng có thể lại khiến được kính nể, thật không dễ dàng. Từ đó có thể biết, cùng hoàng đế nói chuyện, cũng là chuyện không thể tùy ý tùy tiện, đây chính là có liên quan đến an nguy của một nhà lớn nhỏ, thậm chí là cả gia tộc. Trong “Đường quốc sử bổ” có ghi chép lại một loạt cuộc đối thoại vua tôi rất có ý nghĩa:

Đường Đức Tông sau khi giáng chức gian tướng Lư Kỷ, lại thường nhớ đến hắn. Về sau, Đức Tông muốn đề bạt hắn, triều thần đều cảm thấy lo lắng, sôi nổi dâng tấu chương để xin khuyên đế vương.

Đức Tông hỏi Lý Miễn: “Lư Kỷ gian tà ở chỗ nào?”

Lý Miễn trả lời: “Thiên hạ đều cho rằng hắn gian tà, mà bệ hạ lại không biết, đây chính là chỗ gian tà của Lư Kỷ!”.

Đường Đức Tông Lý Thích, vị hoàng đế thứ 9 triều Đường. (Ảnh: Wikipedia)

Lý Miễn trả lời nghe có vẻ rất đơn giản, kỳ thực đã nói ra tỏ tường từ trên xuống dưới, lấy quan điểm khác biệt làm nguyên nhân. Đế vương cùng với mọi người, ý kiến sở dĩ xuất hiện sự sai biệt, là bởi vì địa vị của bản thân mà tạo thành xung khắc, càng bởi vì Đức Tông quá sủng ái Lư Kỷ nên bị Lư Kỷ nịnh hót che đậy, chỉ nghe lời hắn nói mà không nghe quần thần khác nói, khiến cho bản thân không thể nhận ra chỗ gian tà của hắn.

Nguyên nhân này khiến cho Đức Tông tự nhận mình là cao mình có được hiền thần, lại không biết các quần thần bên cạnh đều đang lo lắng sốt ruột. Quân vương chính mình lại không phân biệt trung – gian, không nhìn được bộ mặt thật của Lư Kỷ, nhưng mà người trong thiên hạ đúng là mắt sáng tai thanh, đều rõ ràng minh bạch. Câu trả lời đơn giản của Lý Miễn đồng thời đã nói ra lí lẽ phổ biến này từ thiên cổ.

Lý Miễn trả lời thật sự là có dụng ý đặc biệt, ông vừa không minh xác liệt kê chỗ giả dối của Lư Kỷ, để tránh gây ra những xúc cảm của Đức Tông, mà lấy mối bận tâm của Đức Tông về “thiên hạ” để đối đáp lại. Chính là nhắc nhở đế vương phải hết sức cân nhắc.

“Thiên hạ đều biết, vua không biết”, đây quả thực là lời khuyên cho những ai thân đang ở vị thế cao.

Lời đối đáp hóa giải mối bất hòa

“Đường quốc sử bổ” còn ghi chép lại một câu chuyện xưa, lời đối đáp khéo léo có thể hóa giải tranh cãi và bất hòa.

Văn nhân Thôi Ưng bản tính ngạo mạn thẳng thắn, tiết độ sứ Trương Kiến Phong thường tán thưởng tài ba của ông, đã mời ông làm phụ tá. Thôi Ưng sau khi đi theo Trương Kiến Phong, cùng nhau nghỉ lại trong quân danh. Một đêm nọ, Thôi Ưng đột nhiên lớn tiếng hết to, làm kinh động cả đoàn quân. Quân sĩ đều vô cùng phẫn nộ, đòi giết Thôi Ưng, Trương Kiến Phong đành phải đem ông giấu đi.

Hôm sau thiết yến, vị giám quân (chức vị giám sát việc quân) nói với Trương Kiến Phong: “Tôi và ngài sẽ có một giao ước, hai bên không thể làm trái”. Trương Kiến Phong nói: “Tốt lắm”.

Giám quân nói: “Tôi có một thỉnh cầu, muốn được gặp mặt Thôi Ưng”. Trương Kiến Phong đáp: “Sẽ y theo lời giao ước”. Trong giây lát, Trương Kiến Phong còn nói: “Ta cũng có một thỉnh cầu”. Giám Quân đáp: “Tốt”.

Trương Kiến Phong nói: “Ta không chấp nhận cho mời Thôi Ưng”.

Nghe xong, mọi người xung quanh đều mỉm cười thở phào nhẹ nhõm, sau sự việc này, Thôi Ưng cũng liền tránh được việc bị trừng phạt.

Trương Kiến Phong cùng vị giám quân đã có cuộc đối thoại qua lại, nhìn thì thấy có vẻ rất giản lược, kỳ thực là cuộc nói chuyện đầy kỹ xảo nghệ thuật. Ở trong quân doanh, cần phải nghiêm khắc tuân thủ quân pháp, nhưng mà Thôi Ưng ban đêm lại hét to, điều này có thể gây chú ý của quân địch, rước lấy tai họa lớn. Phạm phải sai lầm này khiến quân sĩ tức giận cũng là chuyện đương nhiên.

Nhưng khi giám quân muốn Trương Kiến Phong giao ra Thôi Ưng thì Trương Kiến Phong lại tức khắc vận dụng giao ước trước đó, tiếp tục khéo léo đối đáp, khiến cho giám quân không thể giận được. Hơn nữa, lời đối đáp còn có hàm ý đùa vui nhẹ nhàng, khiến mọi người đều vui vẻ, hóa giải một tình huống khá khó khăn.

Có thể nhiều người không để ý rằng, từ một vài sự việc đơn giản, những lời nói ra có thể sẽ khiến người ta đắc tội, nhưng cũng có thể khiến người ta vui vẻ trong vài ngày. Lời vừa ra khỏi miệng, sẽ thể hiện ra mức độ tâm tính của con người bạn.

Nói chuyện, quả thật là một môn nghệ thuật, phải vô cùng chú ý.

Bảo An (Theo Secret China)