Tinh Hoa

Những thành tựu quang học đáng kinh ngạc của các nền văn minh cổ đại

Để hiểu biết hơn về tự nhiên và vũ trụ, các nền văn minh đã tạo ra những công cụ giúp nâng cao khả năng quan sát của con người khiến các chuyên gia ngày nay cũng phải trầm trồ thán phục. Dưới đây là một số thành tựu nổi bật của các nền văn minh tiền sử về lĩnh vực này.

Thấu kính Nimrud – Cổ vật 3.000 năm tuổi có thể làm thay đổi lịch sử khoa học

Thấu kính Nimrud . (Ảnh: en.wikipedia.org)

Mặc dù kính thiên văn vẫn luôn được biết đến là được phát minh vào thế kỷ 16, thế nhưng các nhà thiên văn cổ người Assyria (miền Bắc Iraq ngày nay) đã có thể ngắm nhìn bầu trời một cách chi tiết từ 3.000 năm trước bằng một thiết bị có tên là thấu kính Nimrud.

Thấu kính Nimrud được làm từ một khối đá tinh thể. Thấu kính được nhà khảo cổ học huyền thoại John Layard phát hiện lần đầu tiên vào năm 1850, trong các cuộc khai quật tại cung điện Nimrud thuộc Iraq ngày nay.

Thấu kính này có tiêu điểm cách mặt kính khoảng 11cm, và chiều dài tiêu cự khoảng 12cm. Cấu tạo này làm cho nó có độ phóng đại tương đương với một kính lúp 3x (có thể kết hợp với một ống kính khác để đạt được độ phóng đại lớn hơn). Bề mặt của thấu kính có 12 lỗ rỗng, bên trong có chứa naptha, một chất lỏng dễ cháy và một số chất lỏng khác.

Khi John Layard trở về Anh, ông đã gửi ống kính này cho nhà vật lý học David Brewer. Brewer đã cho rằng món đồ này có thể được dùng như một chiếc kính lúp cho những người thợ thủ công hoặc dùng để hội tụ các tia sáng Mặt trời.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về người Assyria lại cho rằng, Nimrud không phải một thiết bị hỗ trợ tốt cho tầm nhìn gần.

Theo GS. Giovanni Pettinato từ Đại học Rome, ống kính Nimrud, hiện đang được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh Quốc, có thể khiến người ta phải viết lại lịch sử khoa học. Ông tin rằng, khối đá thiên thể này có thể đã được người Assyrian sử dụng để chế tạo ra các loại kính thiên văn học. Giả thiết này của ông đã nhận được sự đồng tình của nhiều đồng nghiệp khi nó phần nào lý giải lí do tại sao người Assyrian lại tinh thông thiên văn đến vậy.

Những tròng kính cận thị cổ xưa

Nhà nghiên cứu và tác giả Robert Temple, người đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu những chiếc thấu kính cổ xưa đã viết trong cuốn The Crystal Sun (Tạm dịch: Mặt trời pha lê) của ông rằng: “Công nghệ bị cấm khi nó không được phép tồn tại. Việc phủ nhận các thành tựu trong quá khứ trở nên thật dễ dàng. Đơn giản là người ta chỉ cần im lặng, lờ đi và tin tưởng một cách mù quáng vào một điều gì đó”.

Temple nói: “Tôi đã phát hiện ra một loạt các bằng chứng chứng minh sự tồn tại của những công nghệ cổ xưa đáng kinh ngạc, những cổ vật cho thấy tổ tiên chúng ta không phải là những người kém phát triển. Dường như chúng ta đã biết rất rõ điều đó nhưng lại cố lờ đi và ảo tưởng về về sự tiến bộ của chính mình”.

“Những công nghệ mà tôi tìm thấy thuộc về lĩnh vực quang học. Các viện bảo tàng trên khắp thế giới hiện đang lưu giữ khoảng 450 hiện vật quang học, hầu hết trong số đó là những thấu kính”.

Một số lượng lớn thấu kính được tìm thấy ở Knossos, Crete, Hy Lạp hay ở Ephesus, Thổ Nhĩ Kỳ. Như đã biết hầu hết các thấu kính thời cổ đại đều có cấu tạo lồi để phóng to vật thể, nhưng những chiếc thấu kính ở đây có cấu tạo lõm ở 2 mặt và được dùng cho người cận thị, chúng có thể cải thiện tới 75% tầm nhìn. Tại Carthage, có 14 thấu kính và hai viên đá tinh thể như vậy, chúng được giữ trong ngăn kéo của bào tàng và gần như không bao giờ được mang đi trưng bày.

“Người tiền sử” đã phát minh ra kính thiên văn?

Thấu kính được tìm thấy tại Cairo, Ai Cập (bên trái), và hình ảnh một người đàn ông Hy Lạp cổ đại thế kỷ 4 trước công nguyên đang cầm ống nhòm quan sát, trên một mảnh gốm được khai quật. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Nhà khoa học kiêm triết gia Hy Lạp nổi tiếng Democritus (sống cách đây khoảng 2.400 năm) từng tuyên bố rằng dải Ngân hà bao gồm vô số vì sao. Nếu chưa từng quan sát Ngân hà qua kính thiên văn trên thực tế thì làm sao ông có thể nói như vậy?

Ngoài Democritus, còn có nhiều tuyên bố khác của các triết gia Hy Lạp và La Tinh cổ đại đã cho thấy nhân loại đã biết đến kính viễn vọng từ một thời kỳ vô cùng xa xưa.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người cổ đại đã biết đến kính viễn vọng từ cách đây rất lâu. Các nhà thiên văn học Babylon, đã có thể lập danh mục các ngôi sao cố định, quan sát và ghi chép lại các hiện tượng nhật thực và nguyệt thực của các hành tinh, và xác định đúng chiều dài vòng giao hội của Mặt trăng.

Họ cũng biết rằng một năm có 365 ngày, 6 tiếng, và 11 phút, chỉ sai khác hơn 1 phút so với hiểu biết hiện tại của chúng ta (365 ngày 6 tiếng 10 phút). Họ còn biết sự sắp xếp của các hành tinh trong hệ Mặt trời và một số vệ tinh/mặt trăng của chúng. Để có thể biết được điều đó, chắc chắn họ cần phải sử dụng đến kính thiên văn.

Bức phù điêu Sumer có niên đại khoảng 5.000 năm trước, trên đó (vùng bôi vàng) có khắc hình ảnh hệ Mặt Trời, bao gồm Mặt Trời ở giữa và 9 hành tinh xoay xung quanh. (Ảnh: en.wikipedia.org)

Một tảng đá ở Peru được cho là có niên đại 65 triệu năm trước cho thấy một người đàn ông đang quan sát bầu trời bằng một chiếc kính thiên văn. (Ảnh: fr.wikipedia.org)

Trên các tấm đất sét được lưu trữ tại Bảo tàng Anh, với niên đại khoảng năm 747 TCN, có các ghi chép thiên văn học cho thấy họ đã quan sát được một số vệ tinh của sao Mộc và sao Thổ.

Vào những năm 1860, George Rawlinson, nhà Đông Phương học người Anh đã từng nói: “Tồn tại bằng chứng rõ ràng cho thấy họ đã quan sát được 4 vệ tinh của sao Mộc, và cũng khá hợp lý khi nhìn nhận rằng họ đã có một hiểu biết nhất định về 7 vệ tinh của sao Thổ”.

Theo một số tư liệu, trước khi phát minh ra lịch Julius vào năm 46 TCN, Julius Caesar có thể đã sử dụng kính thiên văn để xác định vị trí của Trái đất.

Như vậy, ít nhất chúng ta có thể kết luận về những điều mà sách giáo khoa vẫn dạy, rằng Galileo là người đầu tiên phát minh ra kính viễn vọng vào đầu thế kỷ 17 là chưa chính xác. Rõ ràng nguồn gốc và lịch sử thực sự của kính viễn vọng vẫn còn là một điều bí ẩn. Nó hẳn đã thuộc về những niên đại vô cùng xa xưa, vượt quá sự tưởng tượng của nhân loại ngày nay.

Hoàng An tổng hợp