Chỉ trong vòng 100 năm qua, con người đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, năng lượng, công nghệ… Mặc dù vậy, sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ dường như còn quá nhỏ bé. Dưới đây là 8 bí ẩn về vũ trụ mà các nhà khoa học vẫn chưa thể giải đáp.
Tấm chắn vô hình quanh Trái Đất
Vào năm 1958, James Van Allen ở Đại học Iowa, Mỹ, đã phát hiện ra hai vành đai bức xạ rộng tới 40.000 km bao quanh trái đất. Vành đai này chứa đầy các hạt electron và proton có điện tích cao, các nghiên cứu sâu hơn cho thấy vành đai này có thể tự thu nhỏ và phình to lên nhằm hấp thu năng lượng từ mặt trời khi cần.
Vào năm 2013, Daniel Baker ở Đại học Colorado đã tìm thấy một vành đai bức xạ thứ ba nằm giữa hai vành đai bức xạ mà James tìm thấy trước đây. Nhờ vào các thiết bị hiện đại, Daniel đã nêu ra giả thuyết rằng những vành đai này là một tấm chắn bảo vệ tầng khí quyển của trái đất khỏi các hạt electron có hại, ngăn chúng đi sâu vào bầu khí quyển. Nhưng ngoài giả thuyết đó thì mọi thứ về tấm chắn này sẽ mãi là một dấu hỏi lớn.
Thời tiết trên Mặt trăng Titan
Mặt trăng Titan cũng có 4 mùa hệt như Trái Đất nhờ tầng khí quyển dày đặc, mỗi mùa ở Titan kéo dài tới 7 năm do nó phải mất 29 năm để quay hết một vòng quanh mặt trời. Lần chuyển mùa gần đây nhất của Titan là vào năm 2009 khi bán cầu bắc của Titan chuyển từ mùa đông sang xuân, còn ở bán cầu nam, mùa hè đã chuyển thành mùa thu.
Nhưng vào Tháng 5/2012 các nhà khoa học phát hiện thấy một cơn lốc đang hình thành ở độ cao 300 km ở nam cực của Titan, điều lạ là nhiệt độ quá ấm ở độ cao đó không phù hợp để hình thành một cơn bão. Khi nghiên cứu sâu hơn, họ phát hiện bầu khí quyển của Titan chứa đầy những hạt Hydrogen Cyanide đông cứng, chúng rất có thể là lí do gây nên sự chuyển mùa của hành tinh. Theo dự kiến thì vào năm 2017 khi Titan một lần nữa chuyển mùa, các nhà khoa học hi vọng sẽ có thể nghiên cứu sâu hơn nữa về nó vào lúc đó.
Đốm đỏ khổng lồ trên bề mặt sao Mộc
Điểm đỏ đó thực chất là tâm của một lốc xoáy khổng lồ trên sao Mộc. Nó mang bên mình hai bí ẩn. Theo các tính toán, lẽ ra nó phải tan biến sau vài thập kỉ từ khi được phát hiện, nhưng cho đến nay cơn lốc đỏ bí ẩn này vẩn luôn tồn tại và hoạt động mạnh mẽ suốt mấy trăm năm qua. Nguyên nhân nào khiến nó có thể duy trì sự tồn tại lâu tới vậy vẫn còn là bí ẩn. Bí ẩn thứ hai đó là vì sao nó lại có màu đỏ trong khi các cơn bão khác không có.
Mạch nước ngầm bí ẩn ở Mặt trăng Europa
Vào năm 2013, các nhà khoa học chịu trách nhiệm về sự vận hành của kính viễn vọng Hubble công bố, họ đã phát hiện ra một mạch nước phun trào đang hoạt động trên bề mặt nam cực của mặt trăng Europa.Thoạt nghe thì đây là một cơ hội rất tốt để nghiên cứu về các loại sinh vật sống bên dưới bề mặt của Europa, nhưng khi tàu thám hiểm tới nơi để thu thập mẫu hơi nước thì ai cũng ngạc nhiên vì không có bất cứ dấu vết hơi nước nào trên bầu khí quyển. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ sự tồn tại của mạch nước ngầm, dù các nhà khoa học này một mực khẳng định họ đã nhìn thấy một cột nước phun lên từ bề mặt của Europa.
Nguồn gốc của các chùm tia Cosmic trên vũ trụ
Các chùm tia năng lượng Cosmic được xem là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất được tìm thấy ngoài Trái Đất cho tới nay. Không ai biết nó từ đâu tới và nhờ đâu nó hình thành. Vì các chùm tia này hiếm khi chiếu vào tầng khí quyển của Trái Đất nên các nhà khoa học có rất ít thông tin về chúng. Việc nghiên cứu dò tìm các chùm tia này rất tốn kém mà ngân sách thì eo hẹp nên việc tìm hiểu về Cosmic vẫn là một việc rất xa vời.
Hiện tượng “ợ” khí metan trên Sao Hỏa
Việc nghiên cứu nguồn gốc của các luồng khí metan đang lan tỏa khắp bề mặt sao hỏa đang khiến các nhà khoa học đau đầu.
Thứ nhất, sao hỏa không có mỏ khí metan nào. Nhiều ý kiến cho rằng đó là domethanogens, một loại phân tử có thể tạo ra khí metan khi gặp phải tia cực tím từ mặt trời. Có ý kiến khác cho rằng do các thiên thạch chứa carbon đâm vào sao hỏa và thải ra các luồng khí metan trên khắp bề mặt của nó.
Thứ hai, luồng khí metan khổng lồ này biến mất ngay lập tức sau khi các nhà khoa học phát hiện ra nó chỉ vài năm khi nó vừa xuất hiện mà không để lại chút dấu vết. Mặc dù khí metan phải mất ít nhất 300 năm mới hoàn toàn biến mất khỏi khí quyển của một hành tinh.
Những đốm sáng trên vành đai F của sao Thổ
Khi so sánh với các dữ liệu thu được từ tàu thám hiểm Voyager của NASA cách đây 30 năm, các nhà khoa học thấy có sự giảm sút đáng kể các đốm sáng quanh vành đai F của sao Thổ trong thời gian gần đây.
Các đốm sáng đó được hình thành khi các phân tử băng trong vành đai chụm lại thành một khối băng khổng lồ (các nhà khoa học gọi chúng là tiểu mặt trăng). Khi các khối băng này va vào các khối băng khác, nó sẽ tạo ra các đốm sáng có sáng lóa. Nguyên nhân khiến các khối băng này giảm dần theo thời gian vẫn còn là câu hỏi. Nhiều ý kiến cho rằng có thể vành đai F vẫn còn mới nên việc giảm sút này có lẽ nằm trong quá trình phát triển và tiến hóa của nó.
Dấu hiệu sự sống trên Ceres
Ceres là một ngôi sao to bằng bang Texas. Nhờ vào phi thuyền thám hiểm Dawn của NASA, các nhà khoa học cho biết Ceres có không khí khô cằn, cấu tạo đất hầu hết từ đá và băng. Các nghiên cứu còn cho biết bên dưới lớp băng của Ceres là biển, chiếm 40% diện tích hành tinh.
Nhưng dấu chấm hỏi lớn nhất là Ceres có thể hỗ trợ cho các sinh vật sống không. Hiện ta biết Ceres có nước và được mặt trời chiếu sáng đủ, nhưng ta chưa biết tâm của Ceres cấu tạo từ gì và có không khí hay không.
Theo Yan