Tinh Hoa

Nhân sinh như mộng: “Chân không đạp đất bằng”

Đi về con đường trước bưu điện, đi ngang qua khu chợ chiều trong một thị trấn nhỏ, đúng là thời gian mua bán nhộn nhịp. Tôi dừng xe đạp, đi bộ đến cuối hành lang quầy hàng. Dưa leo rau quả đúng mùa chất đống cao như núi, hẵn là một mùa mưa thuận gió hòa, một cảnh dân giàu vạn vật sung túc. Nhìn đi nhìn lại, chợt thấy một quầy hàng rất đặc biệt thu hút mọi ánh nhìn.

Chủ nhân là một ông cụ đi chân trần, ông ở trước quầy hàng, đặt mấy cái ghế đẩu, để khách ngồi chọn hoa quả. Càng đặc biệt hơn – ông không giống như người bán hàng khác rao khàn cả giọng, hô to gọi nhỏ để chào hàng, mà chỉ yên lặng một bên chờ đợi, kiên nhẫn đáp lại nhu cầu của khách.

Tôi muốn mua cho mẹ mấy trái ổi, nên cũng ngồi lên ghế đẩu, bắt đầu chọn đông chọn tây. Sau khi hỏi giá, mới hiểu được việc buôn bán của cụ sao lại thịnh vượng may mắn như vậy, bởi vì giá cả rất phải chăng, không bằng một nửa giá ở thành phố; hơn nữa, cụ không hét to, không rêu rao, chỉ là đơn thuần, trung hậu, không khí như vậy, lại khiến mọi người an tâm và nhẹ lòng.

Sau khi mua hoa quả, tôi chủ động bắt chuyện cùng cụ, biết được cụ là hàng xóm, năm nay cụ 80 tuổi, tự trồng, tự bán hoa quả đúng mùa, cả đời đều trồng trọt ở nông thôn. Thật ra, những điều này không cần phải hỏi thăm? Từ khuôn mặt ẩn chứa gian nan vất vả, da tay ngăm đen và vết chai sạn đầy dẫy trên đôi chân trần, cũng đủ để nói rõ hết thảy.

Sau khi về nhà, liền cùng mẹ thưởng thức ổi, không chỉ hương vị ngọt ngào, còn có một ít vị chua, ông cụ nói ổi này mới chín tới, rất hiếm để có thể mua được! Một tuần sau, tôi lần nữa đi vào quầy hàng của cụ, mua xong, đột nhiên thấy ngón giữa bàn chân trái của cụ bị lạnh quá mà nứt ra, chảy máu rất nhiều.

Tôi vội vàng nhắc nhở cụ, cũng đề nghị cụ trong mùa đông lạnh giá này nên mang giày để bảo vệ hai chân. Không nghĩ tới, tâm cụ tĩnh lặng như mây trôi nước chảy, điềm nhiên như không có việc gì, trả lời tôi: “Không sao đâu, vì mang giày không quen, cho nên không mang nữa.” Những lời này, khiến tôi nghẹn lời, nhìn lại bản thân mình, tuy không phải “Con quan giàu sang”, nhưng “Một người tiều tụy” vẫn khiến lòng tôi chua xót.

Thế nhưng, tôi rất nhanh ý thức được bản thân lòng dạ đàn bà, ánh mắt thiển cận. Mỗi người đều tự có phương cách tu hành cho sinh mệnh của mình, mà ông cụ chính là muốn thông qua chịu khổ “Cước đạp thực địa” (Chân không đạp đất bằng). Huống hồ, tình cảnh này, cụ lại có thể bình chân như vại, bình thản chịu đựng gian khổ, phải chăng là rất tinh minh trong chốn trần phàm tục này?

Theo Đại Kỷ Nguyên