Năm 1992, nhà thần kinh học Richard Davidson đã có một chuyến gặp gỡ với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó họ đã phát hiện ra một điều thú vị về khoa học thần kinh.
Trong năm 1992, nhà thần kinh học Richard Davidson nhận được một đề xuất từ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Vào thời điểm đó, ông đã dành sự nghiệp của mình để trả lời những câu hỏi ”những khó khăn và trở ngại” trong cuộc sống. Tại sao một số người dễ phục hồi hơn những người khác khi đối mặt với bi kịch? Và khả năng phục hồi là một cái gì đó bạn có thể đạt được thông qua thực hành?
Đức Đạt Lai Lạt Ma có một câu hỏi cho Davidson khi ông đến thăm các nhà sư trong chùa Tây Tạng tại nơi cư trú của mình ở Dharamsala, Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Mai nói:
“Ngài đã sử dụng các công cụ khoa học thần kinh hiện đại để nghiên cứu về trầm cảm, lo âu và sợ hãi. Tại sao Ngài không thể sử dụng những công cụ tương tự để nghiên cứu về lòng tốt và sự lương thiện?
Lúc này, Davidson chưa đưa ra được câu trả lời.
Không lâu sau đó, Davidson và các đồng nghiệp thực hiện một thí nghiệm đơn giản trên tám nhà sư đã thiền định nhiều năm (15 – 40 năm). Họ yêu cầu các nhà sư luân phiên thay đổi trạng thái thiền định và trạng thái bình thường để quan sát cách thức não bộ hoạt động. Một trong những đối tượng được quan sát cho biết, khi thiền định, bản thân ông ở trong “một trạng thái yêu thương và lòng từ bi tràn ngập toàn bộ tâm trí, không có đắn đo, bao biện, hoặc suy nghĩ lan man“.
Quan sát khi nhà sư thiền định thì trong não họ những tia sóng gamma được tạo ra có biên độ mạnh hơn và cao hơn so với bất cứ trường hợp nào trong lịch sử ghi nhận trước đó. Ông tin rằng: “tu dưỡng đạo đức thúc đẩy một triển vọng tích cực“.
“Cách tốt nhất để kích hoạt các mạch cảm xúc tích cực trong não là thông qua sự rộng lượng,” Davidson, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Trí tuệ Lành mạnh (Center for Investigating Healthy Minds) thuộc trường Đại học Wisconsin, Madison, phát biểu trong một buổi tọa đàm tại Ngày hội Ý tưởng Aspen (Aspen Ideas Festival).
Ảnh quét não bộ cho thấy “từ bi là một trạng thái tốt đẹp có liên hệ mật thiết với cơ thể”. Ví dụ, Davidson và các cộng sự của ông trong một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thiền định giúp nâng cao khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vắc-xin cúm.
Tuy nhiên vẫn chưa biết chính xác bằng cách nào sự lương thiện có thể làm biến đổi não bộ, giúp nâng cao sức khỏe và tư cách đạo đức. Sóng gama chỉ cho ta biết giữa tâm trí và cơ thể có sự liên quan. Nghiên cứu của Davidson chỉ ra rằng “tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm cho bộ não của mình”. Trong trường hợp đó, nuôi dưỡng tâm hồn là bước đầu tiên.
Hoàng Sâm, dịch từ theatlantic