Tinh Hoa

Mối liên hệ bí ẩn: Biểu tượng của thổ dân Úc xuất hiện trên công trình 12.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Göbekli Tepe là một quần thể kiến trúc phức tạp có niên đại 12.000 năm tuổi, nằm ở hướng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây đã khiến các nhà khảo cổ học sững sờ kể từ khi phát hiện cách đây 20 năm. Đây là một trong những chứng tích làm các nhà khoa học phải thay đổi quan điểm về xã hội “nguyên thủy” của người cổ đại.

Biểu tượng trên người thổ dân Úc được tìm thấy ở Göbekli Tepe. (Ảnh: Epoch Times)

Sự ưu việt của xã hội này được thể hiện qua khả năng xây dựng những công trình với các cột trụ có trọng lượng từ 45-65 tấn, được chạm khắc các biểu tượng và hình thù phức tạp, vượt xa những gì hầu hết các chuyên gia tưởng tượng về nhân loại thời kỳ đó.

Xã hội này có thể đã bị xóa sổ sau một trận đại hồng thủy.

Một ngôi sao chổi đã đâm vào Trái Đất gây ra trận đại hồng thủy quét sạch nền văn minh ở Göbekli Tepe? (Ảnh: ExtraStory)

Nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh cho thấy các ký tự điêu khắc ở khu vực này có thể miêu tả một ngôi sao chổi đã đâm vào Trái Đất và gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Sau đó, đại hồng thủy đã quét sạch nền văn minh ở Göbekli Tepe. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh đã xuất bản một bài báo về vấn đề này vào năm 2016 trên tạp chí Mediterranean Archaeology and Archaeometry.

Theo Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Hoa Kỳ (NOAA), vào khoảng 14.500 đến 11.500 năm trước, Trái Đất xuất hiện một kỷ băng hà ngắn và đột ngột. Với niên đại ít nhất 12.000 năm tuổi, Göbekli Tepe cũng được cho là đã trải qua thời kỳ khắc nghiệt đó.

Khu vực này đã nhanh chóng bị chôn vùi sau khoảng 1.000 năm được kiến tạo. Nhiều người đã tranh cãi về việc này, một số người đưa ra giả thuyết rằng người xưa làm vậy vì muốn bảo vệ Göbekli Tepe tránh khỏi thảm họa.

Nhà nghiên cứu và tác giả Bruce Fenton đã đưa ra một giả thuyết cho rằng Göbekli Tepe được xây dựng bởi thổ dân Úc.

Biểu tượng trên ngực của người đàn ông Úc cũng được tìm thấy ở Göbekli Tepe. ( Ảnh: Wellcome/CC BY 4.0 )

Khi Fenton tập trung tìm hiểu về văn hóa đa dạng của Göbekli Tepe và khu vực Arnhem Land, miền bắc nước Úc. Ông đã phát hiện nhiều biểu tượng và hình ảnh tương đồng giữa hai khu vực cách nhau hàng ngàn kilomet này.

Ví dụ, một biểu tượng được khắc trên cột đá ở Göbekli Tepe trông khá giống với hình ảnh trên người của thổ dân Úc.

Đối với người Úc bản địa, đá Churinga là những hiện vật thiêng liêng nhất của dân tộc, và Fenton đã tìm thấy những hòn đá tương tự tại di chỉ 12.000 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trên đá Churinga ở cả hai nơi đều có một vòng tròn đồng tâm ở giữa, cùng những đường sọc theo hướng thẳng đứng và hình cánh cung được đặt đối xứng ở hai bên.

Trái: Một hòn đá Churinga của thổ dân Úc. Phải: ký hiệu tương tự ở khu D của di chỉ Göbekli Tepe. Cột trụ này mô tả một vị thần, điều đó cho thấy biểu tượng này mang ý nghĩa thiêng liêng đối với nền văn hóa nơi đây. (Ảnh: Bruce Fenton)
Một hiện vật khác được tìm thấy tại di chỉ Kortik Tepe cũng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có liên quan với Göbekli Tepe. Bruce Fenton đã nhận thấy các đặc điểm tương đồng của hiện vật này với đá Churinga của thổ dân Úc.

Hòn đá Churinga được tìm thấy tại một di chỉ 12.000 năm tuổi ở Hasankeyf, Thổ Nhĩ Kỳ.

Fenton đặt ra giả thuyết rằng các bức chạm khắc ở Göbekli Tepe là một nỗ lực của con người nhằm ngăn chặn thiên tai đang đến gần.

Khu di chỉ Göbekli Tepe . (Ảnh: Delfi)

Trong một bài báo, Fenton đã nói thêm về giả thuyết của mình rằng: “Những hình ảnh được chạm khắc ở  Göbekli Tepe chủ yếu là động vật; điều này khiến tôi liên tưởng đến một nỗ lực của các pháp sư nhằm triệu hồi linh hồn của những loài động vật đã bị tuyệt chủng trong thảm họa này”.

Chạm khắc hình động vật trên các cột đá Göbekli Tepe.

Hoàng An