Hiện tượng Mặt Trời “Tắt tạm thời” này được các nhà khoa học gọi là Kỷ băng hà mini (Maunder minimum). Hiện tượng là kết quả của những biến động trong chu kỳ của Mặt Trời, dự đoán diễn ra vào giữa năm 2020 và 2030.
Công bố tại Hội thảo Thiên văn Quốc gia tại Llandudno (xứ Welsh), người đứng đầu dự án – Giáo sư Valentina Zharkova – cho biết kết quả này là khá chắc chắn bởi nó lấy từ mô hình máy tính dự đoán chu kì Mặt Trời. Ông nhấn mạnh rằng, cỗ máy này đã dự đoán chính xác trong hơn 10 năm qua dựa trên những hiệu ứng trong hai lớp của Mặt Trời: “Một lớp gần với bề mặt và lớp còn lại sâu bên trong vùng đối lưu“.
Theo kết quả nghiên cứu, vào năm 2030 tới, hoạt động của Mặt Trời sẽ sụt giảm lên tới 60%. Đây là mức tương đương với mức mà Trái Đất đã từng chứng kiến trong thời kì “Băng hà mini” vào năm 1645.
Bắt đầu vào năm 2022, chu kì hoạt động của Mặt trời sẽ chính thức diễn ra, và chu kỳ tiếp theo tiếp tục từ 2030 tới 2040. Hoạt động của Mặt Trời trong các giai đoạn này sẽ giảm đáng kể, tới mức gần như đi vào “bất tỉnh”. Đây chính là mốc thời gian đánh dấu thời kỳ “Băng hà mini”.
Trong khoảng thời gian từ 1646 tới 1715, hiện tượng này đã gây ra những hậu quả nhất định do lượng nhiệt trên Mặt Trời bỗng dưng sụt giảm, gây biến đổi khí hậu trên Trái Đất và một số loài đã diệt vong. Đối với con người, nó cũng gây thiệt hại đến mùa màng và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe những người ở thời điểm đó.
Vào năm 2014, các nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo Mặt Trời đang hoạt động ở mức thấp nhất trong 100 năm qua, kéo theo sự suy giảm nhiệt độ trên Trái Đất. Năm 2013, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đã truyền đi cảnh báo một hiện tượng bất thường đang xảy ra trên hệ Mặt Trời. Đây cũng là năm mà hoạt động của Mặt Trời đạt mức cao nhất trong chu kỳ 11 năm vừa qua.
Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục thảo luận để bàn cách hạn chế tối đa thiệt hại mà hiện tượng này gây ra, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự sống trên Trái Đất.
Theo Wikipedia, thời kỳ tiểu băng hà là một giai đoạn thời tiết lạnh đi trên Trái đất xảy ra sau thời kỳ Trung cổ. Thời kỳ này kéo dài từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, mặc dù các nhà khí hậu học và lịch sử học khi phân tích các di chỉ ở mức địa phương thì chưa thống thất thời điểm bắt đầu cũng như kết thúc của giai đoạn này. Tuy nhiên, người ta cũng chấp nhận rằng có 3 lần cực tiểu trong giai đoạn này vào khoảng 1650, 1770, và 1850, xen giữa là các thời kỳ ấm hơn.
Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy các giai đoạn của Tiểu băng hà đã từng tồn tại ở Nam Bán Cầu. Người ta cũng đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này như: “Các chu kỳ bức xạ mặt sụt giảm, các núi lửa hoạt động mạnh, thay đổi dòng chảy của hải lưu, một biến cố hi hữu liên quan đến khí hậu toàn cầu, và sự sụt giảm CO2 trong khí quyển do giảm dân số”.
Theo Dailymail / SKCĐ