Mắt siêu bão Maysak sắp đổ bộ Philippines trông giống lỗ đen vũ trụ Hàn Mai 10 năm trước Ảnh chụp từ không gian của siêu bão Maysak sắp đổ bộ đến Philippines cho thấy mắt bão có hình dạng hệt như lỗ đen vũ trụ, vốn là nơi hút mọi vật thể đến gần nó. Trạm Không gian Quốc tế (ISS) di chuyển trên quỹ đạo cách bề mặt trái đất 320 km. Từ không gian, các phi hành gia có thể quan sát rõ siêu bão Maysak, đang di chuyển dần tới lãnh thổ Philippines. (Ảnh NASA) Livescience dẫn lời phi hành gia Terry Virts của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết: “Khi nhìn xuống mắt bão, tôi thấy nó giống hố đen vũ trụ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng”. (Ảnh AP) Samantha Cristoforetti, phi hành gia người Italy, mô tả sức tàn phá của cơn bão là khủng khiếp dù họ quan sát nó từ trên quỹ đạo trái đất. Phần mắt bão như muốn hút tất cả những gì xung quanh vào trong nó. (Ảnh NASA) Những bức ảnh về siêu bão nhiệt đới với sức gió lên tới 250 km/h được Virts và đồng nghiệp chia sẻ trên mạng xã hộiTwitter. Theo NASA, mắt bão có đường kính lên tới 27 km. (Ảnh NASA) Các phi hành gia quan sát bão từ Cupola, căn phòng có 7 cửa sổ trên ISS. Đây là nơi tốt nhất để ngắm cảnh trên trạm vũ trụ. (Ảnh AP) Các vệ tinh thời tiết cũng cho thấy rõ vị trí mắt bão Maysak. Đám mây xung quanh thường được tô màu rất đậm vì chúng chứa lượng nước lớn hoặc có nhiệt độ thấp hơn các khu vực xung quanh. (Ảnh NASA) Mắt bão thường là khu vực lặng gió và không bị mây bao phủ. Tuy nhiên, gió xung quanh nó luôn đạt cấp độ mạnh nhất trong một cơn bão. Những khu vực bị mắt bão quét qua thường hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Ngoài ra, sóng biển ở khu vực mắt bão đi qua thường cực kỳ dữ dội. (Ảnh NASA) Maysak cũng là một trong những siêu bão hình thành sớm nhất năm, kể từ sau bão Mitag trong tháng 3/2002. (Ảnh NASA) Theo Zing News Máy đọc sách kindle giá SHOCK! Máy tính bảng giá SHOCK!
Livescience dẫn lời phi hành gia Terry Virts của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết: “Khi nhìn xuống mắt bão, tôi thấy nó giống hố đen vũ trụ mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim khoa học viễn tưởng”. (Ảnh AP) Samantha Cristoforetti, phi hành gia người Italy, mô tả sức tàn phá của cơn bão là khủng khiếp dù họ quan sát nó từ trên quỹ đạo trái đất. Phần mắt bão như muốn hút tất cả những gì xung quanh vào trong nó. (Ảnh NASA) Những bức ảnh về siêu bão nhiệt đới với sức gió lên tới 250 km/h được Virts và đồng nghiệp chia sẻ trên mạng xã hộiTwitter. Theo NASA, mắt bão có đường kính lên tới 27 km. (Ảnh NASA) Các phi hành gia quan sát bão từ Cupola, căn phòng có 7 cửa sổ trên ISS. Đây là nơi tốt nhất để ngắm cảnh trên trạm vũ trụ. (Ảnh AP) Các vệ tinh thời tiết cũng cho thấy rõ vị trí mắt bão Maysak. Đám mây xung quanh thường được tô màu rất đậm vì chúng chứa lượng nước lớn hoặc có nhiệt độ thấp hơn các khu vực xung quanh. (Ảnh NASA) Mắt bão thường là khu vực lặng gió và không bị mây bao phủ. Tuy nhiên, gió xung quanh nó luôn đạt cấp độ mạnh nhất trong một cơn bão. Những khu vực bị mắt bão quét qua thường hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất. Ngoài ra, sóng biển ở khu vực mắt bão đi qua thường cực kỳ dữ dội. (Ảnh NASA) Maysak cũng là một trong những siêu bão hình thành sớm nhất năm, kể từ sau bão Mitag trong tháng 3/2002. (Ảnh NASA) Theo Zing News