Vị thiền sư một đời ‘tu luyện’, cuối cùng lúc sắp lâm chung mới vỡ lẽ ra nhiều điều, khiến bản thân hối hận không thôi. Trước lúc chết ông đã để lại lời cảnh tỉnh khiến chúng ta không khỏi giật mình suy ngẫm…
Xưa có một vị thiền sư, dù rằng một đời gọi là tu luyện, nhưng ông lại đang mắc phải bệnh nan y, bản thân cũng biết rằng mình không còn bao nhiêu thời gian nữa.
Một ngày nọ, vị thiền sư nói với bạn của mình rằng: “Cả đời tôi đắm chìm trong hư danh. Tuy bề ngoài có danh tiếng, cũng có người theo tôi làm đệ tử học Phật, cũng từng xuất bản sách. Nhưng tôi biết rõ mình chưa giác ngộ, cũng chưa tìm được chân ngã của mình. Bây giờ nghĩ lại mới thấy, tưởng mình thông minh mà hóa ra lại bị thông minh hại.”
Người bạn nói: chẳng phải các bậc tôn sư xưa nay, cũng từng có người trước lúc lâm chung đắc Đạo đó hay sao?
Ông đáp: “Đó là người đại căn khí (người có đức lớn), tâm hồn thanh tịnh, đã buông bỏ được vô số chấp trước. Còn tôi chỉ là một người tiểu căn khí nên không thể giống thế được. Cả đời này tôi vì có lắm tài và rất thông minh nên mới có nhiều thứ không thể buông bỏ được.”
Bây giờ dù có biết rõ là chết sẽ đi về đâu, nhưng vẫn còn luân hồi trong tam giới. Kiểu tu hành qua loa như tôi mà so sánh với việc đắc Đạo, khai ngộ hoặc tìm được chân ngã thì hãy còn xa lắm.”
Người bạn lại hỏi: “Thế sao gần đây ông tinh tấn tu luyện vậy?”
Thiền sư đáp: “Hiện tại tôi muốn tịnh hóa từ trong tâm, một lòng sám hối những nghiệp chướng đó. Tôi sám hối cho những việc làm sai trái mà tôi đã phạm phải; cho những nghiệp chướng mình đã tạo ra trong đời; sám hối bản thân đã không tận hiếu; đã từng nói rất nhiều lời ngông cuồng; sám hối mình đã làm tổn thương người thân bạn bè; miệng nói một đằng mà tâm nghĩ một nẻo; sám hối những lời dối trá đối với đồng môn…”
Ông nói trong nước mắt: “Một người trước khi lâm chung mà thành tâm sám hối, chính là buông bỏ gánh nặng, nhẹ nhàng mà lên đường.”
Nói xong, ông nhờ người bạn lấy ra một quyển sách cao khoảng 1m đem đốt đi.
Người kia không đành lòng, nói rằng: “Đây là tâm huyết cả đời của ông. Có bao nhiêu nhà xuất bản muốn mua bản thảo này, ông đành lòng đốt thật sao?”
Thiền sư đáp: “Không đốt đi thì để làm gì? Nó vốn dĩ chẳng có giá trị gì hết. Tôi đã không đắc Đạo, thì những lời giải thích loạn bậy Phật Pháp kia đều sẽ là ma chướng. Để tránh thế hệ sau tin vào những điều được viết ra ấy mà lầm đường lạc lối nên bắt buộc phải đốt đi; cũng là để tránh tăng thêm tội lỗi cho bản thân. Tôi chưa tìm được chân ngã, thì hết thảy những gì nói ra cũng chỉ là ‘chồn cáo hoang’. Ông muốn tôi bị sa vào Địa ngục sao?”…
Mời quý độc giả xem nội dung đầy đủ về ‘Lời cảnh tỉnh của một vị thiền sư dành cho thế gian trước khi lâm chung’ trong video dưới đây: