Đối với 8 kiểu người này, nếu không nhanh chóng thay đổi tính cách của mình, thì mọi chuyện cũng theo đó mà ì ạch, khó thoát khỏi cảnh nghèo túng.
1. Người lười nhác
Không chịu cần cù lao động, người lười biếng không chịu dốc sức ra, không chịu nỗ lực, tương lai nhất định sẽ mịt mờ. Có phó xuất mới có hồi báo, đừng bao giờ nghĩ có thể “ngồi mát ăn bát vàng”.
Con người là có khả năng tiềm tàng, nhưng chỉ thông qua lao động thì nó mới được bộc lộ ra. Có tích cực lao động mới có thể nhận ra mình ưu tú đến nhường nào!
2. Người nhát gan
Trong cuộc sống của người này luôn biểu hiện ra một bộ dạng sợ đầu sợ đuôi, không bao giờ dám nếm trải những điều mới lạ, chỉ có thể đứng yên tại chỗ. Những người như vậy chắc chắn sẽ không thể nắm bắt cơ hội, bởi vì đầu tư luôn đi cùng với mạo hiểm, không có đầu tư nào là 100% an toàn.
3. Người sợ khổ
Con đường dẫn tới thành công luôn là gập ghềnh gian nan, chỉ có người không ngừng kiên định, ngoan cường dốc sức ra làm mới có thể đi tới thành công.
Những người động một chút là phàn nàn rằng cuộc sống sao mà khổ cực, công việc sao mà mệt mỏi, chính là những người chưa nguyện ý xuất phát. Thành công đối với họ chỉ là khái niệm xa vời.
4. Người không thích học hỏi
Nhà triết học Francis Bacon từng nói rằng: “Trí tức chính là sức mạnh”.
Kỳ thực, tri thức xác thực là vũ khí hiệu quả nhất có thể làm thay đổi cuộc đời của một người.
Nỗ lực học tập, đọc nhiều sách vở thì kiến thức sẽ không ngừng tăng lên. Trong nguồn thời gian hữu hạn hãy gắng sức để hoàn thiện, nâng cao năng lực của mình, như vậy thì khi thời cơ đã chín muồi ta mới có thể nắm bắt.
Còn người lười học rất dễ bị tụt hậu về chuyên môn, sẽ bị môi trường cạnh tranh khốc liệt của xã hội đào thải.
5. Người bảo thủ
Kiểu người này có suy nghĩ rất cổ hủ cứng nhắc, thường theo xu hướng bảo tồn hiện trạng, không thích thay đổi, luôn bảo vệ quan điểm của mình, gần như không tiếp nhận những ý kiến cũng như người thân của người khác. Với họ thì đơn giản chỉ là họ luôn đúng, vậy nên những người này rất khó tiến bộ.
6. Người ba phải
Những người này thường chọn biện pháp im lặng, trong mọi vấn, không phản đối cũng không đưa ra ý kiến đóng góp, với họ là sao cũng được. Họ là những người không có khái niệm “sự nghiệp, thành công”, mà chỉ có khái niệm “yên ổn”.
Những người này thường sẽ mãi mãi đứng yên ở vị trí mình có, không thể tiến lên được.
7. Người ham chơi
Trong dân gian có câu: “Nghiệp được tinh luyện từ cần cù, phóng túng được tinh luyện từ vui chơi; hành sự thành tại suy nghĩ, bại là do tùy thích”.
Nếu cứ chìm đắm trong du ngoạn hưởng lạc, mà coi nhẹ công việc, thì có sở hữu đống gia sản khổng lồ cũng cạn kiệt trong một ngày.
Vì thế ai cũng phải học cách ước chế bản thân, tạo ra cho mình một điểm dừng, một giới hạn, để không bị những vui thú cuốn đi.
8. Người cao ngạo
Người cao ngạo thông thường luôn thờ ơ với hết thảy ý kiến, tình cảm, lợi ích của người khác. Người này thường tạo ra một khoảng cách với tập thể, đặt mình ở vị trí cao hơn người khác, vì thế rất khó để phối hợp hay hợp tác với họ.
Những người này tự họ nhận thức được họ đang cách ly chính mình, không biết rằng mình mới thực sự đáng thương.
Lê Hiếu biên dịch