Một nhóm chuyên gia thần kinh học người Mỹ cho biết, họ đang dần làm chủ công nghệ khôi phục lại bộ nhớ con người nhờ sử dụng một vi mạch điện tử nối liền với não bộ.
Được coi là một trong những đột phá công nghệ y khoa trong năm 2013, phương pháp này được các chuyên gia Đại học Nam California, Đại học Wake Forest của Bắc Carolina cùng với các đối tác kết hợp nghiên cứu trong suốt một thập kỷ qua.
Theo các chuyên gia, vi mạch điện tử đặc biệt này sẽ được cấy vào não bộ những người bình thường mà không gây ra bất kể ảnh hưởng nào tới sức khỏe. Tuy không có bất kể lợi ích nào đối với người được cấy ghép nhưng trong trường hợp người đó bị tai nạn, đột quỵ hay các sự cố với não bộ, con chíp sẽ là chìa khóa để khôi phục bộ nhớ cho người mang nó. Ted Berger, Giáo sư Y khoa tại Đại học Nam California cho biết, con chíp đặc biệt này sẽ ghi lại những dữ liệu vào một khu vực không bị hư hại của não bộ trước khi sử dụng chúng để khôi phục lại những vùng não bị hư hại. Các điện cực sẽ được sử dụng nhằm kích thích khu vực não bị hư hỏng, nhằm khôi phục lại hoạt động của các tế bào thần kinh. Tuy được coi là thành tựu nổi bật nhưng Giáo sư Berger và các đồng nghiệp tin rằng, sẽ cần nhiều thời gian để có thể đưa phương pháp chữa trị này vào giải quyết các căn bệnh có liên quan đến thần kinh như Alzheimer hoặc phục hồi trí nhớ cho những người bị tổn thương não bộ khác. “Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình có thể nhìn thấy thành tựu của phương pháp chữa bệnh này. Bản thân tôi có thể không được hưởng lợi từ chính nghiên cứu nhưng các con tôi sẽ là thế hệ được tiếp cận thành tựu y khoa này”, Giáo sư Berger chia sẻ. Trên thực tế, việc cấy ghép con chip điện tử vào não bộ những người tình nguyện đã được thực hiện trong vòng 2 năm trở lại đây. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có một số tình nguyện viên chấp thuận việc cấy ghép chip điện tử vào não bộ từ 5-10 năm trước. Tuy nhiên, các nhà khoa học hy vọng số lượng tình nguyện viên sẽ tăng lên nhằm rút ngắn quá trình phát triển phương pháp chữa trị đặc biệt này. Các nhà khoa học cũng đang cố gắng kêu đạt được thỏa thuận tài trợ với quân đội Mỹ, nhằm hạn chế tối đa di chứng của chiến trường cho thương binh Mỹ. Theo đó, việc cấy ghép vi mạch có thể được áp dụng cho lính Mỹ nhằm khôi phục lại trí nhớ cho họ trong trường hợp bị thương vào đầu. Tuy nhiên, phương pháp này cần phải hoàn thiện hơn trước khi được áp dụng. Trịnh Duy Theo Infonet |
Theo Zing