Các nhà Nobel làm được nhiều tiền hơn và sống lâu hơn đồng nghiệp dù tài năng xấp xỉ nhau.
Theo một công trình nghiên cứu, tấm bằng chứng nhận, chiếc huy chương vàng và tấm séc 10 triệu crown (tương đương 1,5 triệu đô la) được trao tặng, các nhà Nobel bỗng nhiên có một vị trí hết sức đặc biệt trong con mắt tất cả mọi người. Họ kiếm được nhiều tiền hơn, được ưu tiên (kể cả thiên vị) hơn về nhiều mặt. Сhẳng những thế, trường đại học, viện nghiên cứu hoặc các công ty họ làm việc cũng được “ăn theo”, nâng cao được uy tín, tiếng tăm.
Một trong các tác giả của công trình nghiên cứu trên là Paul Stefan, Trường ĐH Georgia kể:“Đối với một công ty non trẻ, chưa có trong tay những bằng phát minh tiên tiến, hoặc những nghiên cứu lâm sàng đáng tin cậy, thì ngay lập tức một Nobel gia đã có thể “hút” về giúp 24 triệu đôla nhiều hơn bất cứ công ty mới khởi nghiệp nào có cùng điều kiện nhưng thiếu một Nobel gia đỡ đầu. Mọi người đều hiểu giới tài phiệt phố Wall coi trọng giải Nobel ra sao”. Những thống kê về tuổi thọ cho thấy những Nobel gia sống lâu hơn so với các đồng nghiệp của mình khoảng 2 năm (kể cả so với các nhà bác học được đề cử giải, nghĩa là về mặt tài năng xấp xỉ nhau). Các tác giả khác công bố công trình trên Tạp chí Journal of Health Economics, đã phân tích tiểu sử của các nhà khoa học được giải Nobel về Hóa học và Vật lý trong thời kỳ từ 1905 đến 1950 và các đồng nghiệp được đánh giá là ngang hàng, đã rút ra kết luận trên. Một tác giả khác là Andrews Ostwald, Trường ĐH Warwick (Anh), giải thích: “Vấn đề không phải là chuyện tiền nong, mà là giải đã làm thay đổi quan hệ với mọi người. Họ dường như muốn gì được nấy” – rồi ông châm biếm: “Các Nobel gia được giải về Vật lý, Hóa học và Y học được cưng chiều hơn cả. Ví như, họ có rao vặt trên mạng eBay muốn bán bà nội của mình thì chắc họ cũng bán ngay được”. Hary Stanley Becker – giải Nobel về Kinh tế học năm 1992 – thú nhận: “Điều quan trọng đối với tôi là những công trình của mình được đồng nghiệp và xã hội đánh giá cao. Những lời mời đến giảng bài đến một cách ào ạt. Ý kiến của tôi được mọi người lắng nghe và thực hiện”. Đồng ý với ý kiến trên, Tổng biên tập Tạp chí New Scientist lấy thí dụ về trường hợp của Andrei Geim và Konstantin Novoselov, những nhà vật lý được giải Nobel năm 2010 đang làm việc tại Trường Đại học Manchester: “Giải Nobel là một biểu tượng của thành công, là dấu hiệu của uy tín quốc tế. Theo tôi biết, tất cả các trường đại học ở Anh đều có lời mời hai nhà bác học gốc Nga này, lúc nào đó đến trường mình làm việc”. Tuấn Hà |