Sẽ có người tin vào sức mạnh của ý chí và cũng sẽ có người không tin, và từ sự khác biệt đó thành công và thành tích của họ cũng khác nhau.
Nghiên cứu do nhà tâm lý học Veronika Job tại Đại học Zurich dẫn đầu, đã làm sáng tỏ câu hỏi về sức mạnh ý chí và niềm tin của một người. Job phát hiện ra rằng nếu mọi người tin rằng ý chí của họ có giới hạn hoặc họ chỉ có chút ý chí thì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất, đặc biệt khi cảm thấy áp lực.
Nghiên cứu được dựa trên “lý thuyết hạn chế” của ý chí, thuyết mà một số người tin rằng ý chí là có hạn và cần được bổ sung. Tuy nhiên, những người khác tin vào điều ngược lại, ý chí là vô hạn và khi cần thì bạn có thể kích hoạt.
Cách tốt nhất để duy trì động lực và gia tăng cảm giác hạnh phúc là ghi nhớ các mục tiêu có thể truyền cảm hứng cho chúng ta.
Các nhà tâm lý học vẫn thường cho rằng người nghĩ rằng sức mạnh ý chí là giới hạn có thể bảo tồn năng lượng hiệu quả và linh động hơn trong cách tự điều chỉnh hành vi. Họ cũng cho rằng lượng glucose hấp thụ có thể nhanh chóng phục hồi ý chí của người vốn vẫn cho rằng mệt mỏi là nguyên nhân gây sụt giảm sự chú tâm, qua đó giúp họ tiếp tục làm việc.
Nghiên cứu của Job đã lật ngược lại cả hai giả định. Trong nghiên cứu của cô, những sinh viên nghĩ rằng ý chí là có hạn sẽ bị trì hoãn nhiều hơn, ăn vặt nhiều hơn và có chi tiêu vượt mức so với những sinh viên nghĩ rằng họ có ý chí không giới hạn.
Nghiên cứu cũng cho thấy những sinh viên tin vào sự vô hạn của ý chí sẽ nhận được lợi ích từ hoàn cảnh khắc nghiệt. Những sinh viên này hoàn thành nhiều bài tập sắp đến hạn tốt hơn. Có vẻ như họ đã phản ứng với áp lực gia tăng bằng những cam kết lớn hơn, trong khi những người nghĩ rằng ý chí bị giới hạn cảm thấy khó khăn hơn để duy trì sự tập trung vào một nhiệm vụ, và chủ động học tập hiệu quả khi áp lực gia tăng. Các bằng chứng cho thấy rằng sự khác biệt này không bị ảnh hưởng bởi khả năng học tập.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng những người trưởng thành khi làm việc cũng phải chịu đựng hậu quả tiêu cực từ việc tin rằng ý chí bị giới hạn, điều này cũng khiến khả năng cảm nhận hạnh phúc của họ thấp hơn. Nó cho thấy những người này trì hoãn việc hướng tới những mục tiêu, dường như còn thể hiện “sức chịu đựng” kém hơn.
Sức chịu đựng và sự điều tiết cá nhân
Sức chịu đựng liên quan đến khả năng nắm giữ và hướng đến mục tiêu, ngay cả khi gặp khó khăn hay thất bại. Nó liên quan đến “kiểm soát nhận thức”, hay “tự điều chỉnh”, khả năng giữ tập trung bất cứ khi nào.
Có bằng chứng cho thấy phần bộ não được sử dụng cho tự điều chỉnh hành vi cũng được sử dụng để quản lý cảm xúc bất lợi. Vì vậy, một người có sức chịu đựng càng cao, họ sẽ sở hữu năng lực quản lý cảm xúc tiêu cực càng tốt. Những cảm xúc tiêu cực này có thể là thất vọng, chán nản và tức giận, … thứ vốn có thể lấn át lý trí của một người.
Nhiều nghiên cứu về sức chịu đựng quan tâm tới việc xác định đặc tính của nó và mối liên hệ với hiệu suất trong cả lĩnh vực học thuật và công việc. Nhà tâm lý học người Mỹ Angela Lee Duckworth đã chỉ ra rằng sức chịu đựng là một yếu tố dự báo thành tích học tập, khả năng thành công trong công việc, và những người có sự bền bỉ thường ít từ bỏ học tập hay khóa huấn luyện quân sự.
Điều mà chưa hiểu rõ là làm thế nào để giúp những người nghĩ rằng ý chí là có hạn thay đổi suy nghĩ và giúp những người có sức chịu đựng kém trở nên cứng cỏi hơn.
Phải tốn thời gian để thay đổi sức chịu đựng của một người. Việc phát triển những cách tiếp cận khác nhau sẽ giúp ích cho học tập. Trong nghiên cứu được thực hiện trong các trường học cho thấy giá trị tổ chức và đặc trưng của trường lớp là để góp phần đào tạo cho những đứa trẻ cả về phương pháp học tập lẫn phát triển ý thức học tập.
Chúng ta càng thấy mình có thể học tập hiệu quả, thì càng tin rằng nỗ lực và sức chịu đựng của bản thân là vô tận, khi đó chúng ta càng phát triển khả năng phục hồi khi đối mặt với thách thức.
Môt trong những lý do khiến chúng ta cần phải quan tâm đến hết thảy phương pháp học tập khác nhau là vì chí hướng gắn liền với sự tiến bộ. Những người có những mục tiêu dài hạn và khát vọng tương lai rõ ràng hơn sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn.
Các nghiên cứu gần đây về sức mạnh ý chí cho thấy rằng chúng ta không cần và không nên đặt giới hạn cho bản thân mình. Điều này không nói rằng chúng ta không nên nghỉ ngơi trong thời gian làm việc và học tập bận rộn. Sự nghỉ ngơi này không phải vì chúng ta đã cạn kiệt hay suy yếu khả năng tập trung và làm việc. Cách tốt nhất để duy trì động lực và làm gia tăng cảm giác hạnh phúc là ghi nhớ những mục tiêu có thể truyền cảm ứng cho chúng ta và những nguồn lực vô tận để đạt được chúng.
Thanh Phong, dịch từ Epoch Times