Đố kỵ vốn đến từ tâm địa hẹp hòi, ích kỷ, chỉ có người kém đức hạnh, tầm nhìn hạn hẹp mới đi ghen tỵ với người khác. Hôm nay sợ ai đó vượt qua chính mình, ngày mai lại lo lắng ai đó chạy trước mình, cả đời không được bình an…
Tâm đố kỵ phản ánh điều gì? Làm thế nào có thể trưởng thành từ sự đố kỵ?
Bởi vì mang tâm oán hận, lại thấy người khác được hưởng thụ lợi ích, cũng mong muốn chiếm lấy điều đó cho riêng mình, cho nên mới sinh ra một loại trạng thái tình cảm và tâm lý đố kỵ. Nhưng, hầu như nó chỉ đem lại cảm giác khó chịu cho chính người đó, sự ghen ghét quá mãnh liệt còn có thể sinh ra căm hận.
Ví dụ, trong gia đình có hai đứa trẻ, trong đó một đứa nhìn thấy đứa còn lại nhận nhiều sự quan tâm của gia đình; hay thấy trong lớp học có người thành tích kiểm tra tốt hơn mình nên được thầy cô và bạn chú ý; hay như trong công tác, đồng nghiệp có biểu hiện tốt hơn, nhờ vậy mà được cấp trên tin cậy,… đều có thể sản sinh ra loại tình cảm này.
Khi bạn nhận ra đồng nghiệp đố kỵ với mình, ví như có một số hành vi thậm chí là “gây hại”, kể cả việc âm thầm cản trở công tác của bạn, từ chối chia sẻ số liệu quan trọng hoặc cố ý cung cấp số liệu sai hoặc hạ thấp danh dự của bạn, trong buổi họp tạo áp lực cho bạn, hoặc là tung các loại tin đồn sai trái về bạn. Bạn sẽ đối mặt tình huống này như thế nào?
Phóng viên da màu nổi tiếng King từng nói, người kém hơn mới có thể đâm sau lưng bạn, người giỏi hơn căn bản không có thời gian để nghĩ đến bạn, ông rút ra những việc cần làm:
1. Làm tốt việc của mình
2. Học tập kỹ năng mới
Hơn nữa, nếu như còn có thể từ trong sự việc mà nhìn lại bản thân: “Liệu chính mình có vấn đề gì không?”, nói cách khác chính là tự hỏi xem bản thân có phương diện nào cũng đang đố kỵ với người khác không? Điều này không hề đơn giản! Hành vi của người khác đối với bạn giống như một chiếc gương vậy, bạn có thể từ trong gương nhìn thấy chính mình, lĩnh ngộ được một chút nhân tố đề cao tâm tính của bản thân, như vậy mới gọi là tiến bộ.
Đố kỵ là một loại tình cảm dễ xuất hiện giữa bạn bè, bạn học hoặc những người tương đối thân cận và quen thuộc
Đố kỵ là một loại hiện tượng tâm lý phổ biến trong xã hội, nó có một đặc trưng quan trọng đó là “tính chỉ hướng”, tức là xuất hiện là có điều kiện, nhất định là trong một phạm vi mới nảy sinh, hướng về một đối tượng nhất định. Cũng chính là nói, không phải bất kỳ ai ở phương diện nào đó vượt qua chúng ta đều nảy sinh sự ghen ghét, ví dụ vận động viên nào đó đạt được giải quán quân thế giới, nhà khoa học nào đó đạt được giải Nobel, chúng ta chỉ biết hâm mộ mà sẽ không ghen ghét.
Nhìn thẳng vào tâm đố kỵ của chính mình có lúc thực sự rất khó khăn, nó cắm rễ vào chúng ta khi chúng ta phủ nhận bản thân mình. Nói rõ hơn, vào thời điểm mà chúng ta đố kỵ người khác, trên thực tế là đang phủ nhận sự hèn mọn nhỏ bé của chính mình.
Đố kỵ, có lẽ bởi vì người khác đã nhận được công việc hay cơ hội mà bạn mong muốn có được, bởi vì bạn sợ một khi mất đi chúng, cuộc sống của bạn giống như rơi xuống đáy vực. Cho nên, việc suy nghĩ về tâm đố kỵ giúp chúng ta càng hiểu rõ bản thân mình.
Suy nghĩ thử xem sự đố kỵ của bạn đối với người khác thực sự đang phản ánh điều gì bên trong bạn. Có phải là sợ hãi sẽ bị từ chối? Hoặc lo lắng bản thân chưa đủ tốt? Hoặc lo lắng bản thân mất đi một số việc/một số người đáng trân trọng? Hay là một phần của chính mình?
Tâm đố kỵ thực sự là hại người hại mình. Mỗi người đều có ưu điểm và mặt vượt trội hơn người khác. Cho nên, người có tâm đố kỵ khi sống cùng người khác sẽ thấy người khác hơn mình thì canh cánh trong tâm, tâm lý mất đi sự cân bằng. Thậm chí, có người bởi vì có tâm đố kỵ mà sinh ra ác niệm, ác sự và mưu hại người khác. Bởi vì ghen tức đến mức không chịu được mà gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, hại người hại mình, đồng thời định sẵn kết cục thảm hại cho bản thân.
Cổ nhân thường nói: “Mệnh lý hữu thì chung tu hữu, mệnh lí vô thì mạc cường cầu”, tức là trong mệnh có thì cuối cùng sẽ có, trong mệnh không có thì chớ cưỡng cầu. Khi thấy người khác được một điều gì đó mà bản thân không có, đừng bởi vậy mà bất bình tức giận. Một người cần cố gắng tu dưỡng tâm tính, hành thiện tích đức tất sẽ có thiện báo. Vì được mất của bản thân mà sinh tâm bất bình, hành việc ác thì thật có đáng không?
Natalie, theo Sound of Hope