Tinh Hoa

Huyệt vị châm cứu đang trở nên thực tế hơn

 

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra cách thức đo đạc và xác thực sự tồn tại của huyệt vị châm cứu và kinh mạch. Các nghiên cứu chụp cộng hưởng từ (MRI) và nghiên cứu cảm biến oxy được tiến hành bởi những trường đại học danh giá nhất trên thế giới. Hôm nay, tôi muốn bắt đầu với nghiên cứu mang tính đột phá từ những nhà nghiên cứu đến từ một trường đại học hàng đầu của Hàn Quốc.

Đại học Thành Quân Quán (Sungkyunkwan) tại Seoul đã được thành lập vào năm 1398. Vâng, hơn 600 năm trước đây! Gần đây nó đã được mua lại bởi Tập Đoàn Samsung vào năm 1996, và điều này đã giúp bảo tồn thành tựu xuất sắc của trường bằng sự hỗ trợ tài chính vững chắc. Trường đại học này đi đầu trong rất nhiều các lĩnh vực bao gồm công nghệ nano và các ngành khoa học tự nhiên, nổi bật với một chương trình bằng kép với Đại Học bang Ohio (Mỹ Quốc) và một chương trình cộng tác với Trường Quản Trị Sloan trực thuộc MIT (Học Viện Công Nghệ Massachusetts).

Hai nhà nghiên cứu từ trường đại học Thành Quân Quán đã làm việc cùng với các nhà nghiên cứu khác đến từ Khoa hóa học và khoa học nano tại Đại học nữ Lê Hoa (Ewha) trong nghiên cứu mang tính đột phá này. Đáng nhấn mạnh là, Đại học nữ Lê Hoa được coi là một trong những trường danh giá nhất ở Hàn Quốc khi đã đào tạo ra các nữ bác sỹ, luật sư, thẩm phán trong Tòa Án Hiến Pháp đầu tiên và nữ thủ tướng đầu tiên của Hàn Quốc.

Tại sao tôi lại đề cập đến các nhà nghiên cứu và môi trường đào tạo họ như vậy? Trong rất nhiều năm hoạt động trong ngành Y học Phương đông và Trung Quốc, tôi đã luôn bắt gặp cùng một kiểu hoài nghi và chống đối các nghiên cứu có giá trị được phản biện chuyên nghiệp. Tôi muốn kể qua sự tình trước khi tiếp tục nói về một nghiên cứu quan trọng như thế này. Đối với một số người, có vẻ như không một nghiên cứu hoặc viện nghiên cứu nào là đáng tin cậy để đưa ra những điều tích cực về liệu pháp châm cứu và thảo dược. Chủ nghĩa vị chủng (tự cho dân tộc mình là trên hết) rất phổ biến, và tôi muốn ngăn chặn những kẻ độc đoán chuyên chỉ trích các bằng chứng tiềm năng và qua đó làm dịu đi những sự nghi ngờ có cơ sở cùng những cái lắc léo song song đó. Có lẽ việc trích dẫn độ tin cậy và tính nghiêm túc của các tổ chức tham gia vào nghiên cứu này sẽ mang đến sự yên tâm hơn, từ đó giúp làm nhẹ bớt sự hoài nghi và xây dựng một mối quan hệ hợp tác hữu hảo giữa những người còn hoài nghi và các nhà khoa học hiện đại, những người mà nhiệm vụ của họ là minh chứng cho sự tồn tại của các huyệt vị châm cứu cũng như các chức năng của nó.

Nghiên cứu của Đại Học Thành Quân Quán và Đại học nữ Lê Hoa có tựa đề là Tính phức tạp của mức độ Oxy trên bề mặt da của cổ tay có liên quan đến các Huyệt vị châm Cứu. Nghiên cứu này đã sử dụng một vi cảm biến oxy dòng điện để dò ra những dao động áp suất oxy cục bộ tại những địa điểm khác nhau ở mặt trước của cổ tay bên trái. Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng áp suất ôxy cục bộ ở các huyệt vị châm cứu là cao hơn đáng kể.

Dưới đây là hai bức ảnh lấy từ nghiên cứu, trong đó đo lường sự tăng áp suất oxy cục bộ tương thích với vị trí các huyệt châm cứu trong hình. Những hình ảnh này đại diện cho các đồ thị điển hình thu thập được trong nghiên cứu và đã phác họa rõ nét các kinh mạch, lần lượt là Thủ Thái âm Phế Kinh, Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh và Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh cũng như các huyệt vị liên quan khác. Phác họa trong hình là điểm P7 và P6 mà đã cho thấy rõ ràng mức độ áp suất ôxy cao. Điều tương tự cũng đúng đối với các điểm LU9, LU8, HT7, HT6, HT5 và HT4. Cần lưu ý rằng các vùng không có huyệt vị châm cứu không cho thấy các mức độ áp suất oxy cao hơn thông thường. Việc đo lường này được thực hiện trên các huyệt vị ở trạng thái tự nhiên bình thường chứ không bị tác động bởi kim châm. Nghiên cứu y sinh này đã giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn về thành phần cấu trúc của huyệt vị châm cứu. Loại nghiên cứu cơ bản kiểu này không phải là duy nhất khi trên thực tế đã có rất nhiều các nghiên cứu từ vô số các trung tâm nghiên cứu và trường đại học hàng đầu đã minh họa được các ảnh hưởng sinh lý nhất định của huyệt vị châm cứu.

Áp suất Oxy tại các huyệt vị châm cứu

Mẫu áp suất oxy châm cứu khác

 

Điểm trọng tâm của hầu hết các nghiên cứu về sự tồn tại vật lý của huyệt vị và kinh mạch trong môn châm cứu là các dạng nghiên cứu về huyết động (sự lưu động của máu), cộng hưởng từ (MRI), áp suất oxy, mô học, sinh lý học, lâm sàng, và độ dẫn điện. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y thuộc Đại Học California (Irvine, California) lưu ý rằng, “Các bằng chứng gần đây đã cho thấy rằng sự tác động lên các điểm khác nhau trên cơ thể người sẽ kích phát các phản ứng riêng biệt trên các phương diện huyết động, cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và sinh lý điện của hệ thần kinh trung ương.” Các nhà nghiên cứu đã xem xét các kết quả cộng hưởng từ MRI và phát hiện ra rằng “sự kích thích lên các nhóm huyệt vị châm cứu khác nhau sẽ dẫn tới các phản ứng nơron chuyên biệt cho từng loại bệnh, thậm chí khi các huyệt vị châm cứu có vị trí trên cùng một khu vực cột sống.” Điều này đã tóm gọn các nghiên cứu về tính tiên phong của các tài liệu kỹ thuật liên quan đến liệu pháp châm cứu.

 

Các nhà nghiên cứu Choi, Jiang, và Longhurst từ Đại Học California nhận định về phương pháp châm cứu như sau: “các nghiên cứu huyết động, cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và điện sinh lý nhằm đánh giá các phản ứng đối với các kích thích đa điểm trên bề mặt cơ thể đã cho thấy tác dụng thực sự của việc tác động vào các vị trí nhất định.” Một cách tự nhiên, họ đang vấp phải sự khó khăn với các huyệt A Thị (huyệt không cố định, nằm ở chính chỗ đau) và cơ chế hoạt động đặc thù của chúng. Có lẽ họ sẽ tìm thấy các phương pháp mới hiệu quả để kiểm định huyệt A Thị và xem nó như là kết quả của nghiên cứu cơ bản. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tính đặc hiệu của huyệt vị đối với chức năng sinh lý não bộ đồng thời phản ánh định hướng chung cho các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực châm cứu.

 

Một nghiên cứu nổi bật trên Tạp Chí Cộng Hưởng Từ MRI về ảnh hưởng sinh lý thần kinh của các huyệt vị châm cứu  bằng việc sử dụng ảnh chụp cộng hưởng từ, nghiên cứu lưu ý rằng kích thích huyệt vị châm cứu GB40 sẽ tăng cường “sự liên kết giữa hồi thái dương trên (STG) và thùy trước.” Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng, “nghiên cứu hiện tại đã minh chứng được rằng châm cứu ở các huyệt vị khác nhau có thể tạo ra các tác động điều chỉnh đến RSNs. Phát hiện của chúng tôi có thể giúp hiểu rõ hơn về các cơ chế sinh lý thần kinh đã đặt nền tảng cho tính đặc hiệu trong liệu pháp châm cứu.” Ở đây, các nhà nghiên cứu đã chứng thực tính đặc hiệu của các huyệt vị châm cứu và gợi ý việc thiết lập một mô hình sinh lý tiềm năng để hiểu thêm về các huyệt vị châm cứu.

 

Sự biến đổi tần số tim (Heart Rate Variability – HRV) là một chỉ số dùng để đo lường sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng “HRV sẽ biến đổi đáng kể trong quá trình châm cứu tai….” Nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng, “tổng số HRV tăng lên trong quá trình châm cứu tai….” Một nghiên cứu khác từ tổ chức Cộng đồng Quốc Tế về Khoa học Thần kinh Tự chủ (International Society for Autonomic Neuroscience) đã phát hiện được rằng châm cứu “gây nên sự biến đổi trong chức năng tự chủ của tim.” Trên đây mới chỉ là hai ví dụ về các nghiên cứu trích dẫn các tác động y học nhất định của huyệt vị châm cứu nhất định, và không thể nào bao quát được hết số lượng khổng lồ các nghiên cứu đã minh chứng được tính đặc hiệu của các huyệt vị châm cứu trong việc chữa trị chứng tăng huyết áp, chứng rung nhĩ và các chứng rối loạn tim mạch khác. Các nhà nghiên cứu từ trường Đại Học California (Los Angeles và Irvine) “đã cho thấy rằng các kích thích từ liệu pháp điện châm (châm cứu bằng điện) sẽ kích hoạt các nơ ron” tại các vũng não bộ nhất định, từ đó sẽ làm giảm thiểu các cơn tăng huyết áp.

 

Tiến sỹ Bác sĩ Berman, trong vai trò là trưởng nhóm trong một nghiên cứu của trường Y thuộc đại học Maryland được xuất bản trên Biên Niên Nội Khoa (Annals of Internal Medicine, một tạp chí y học danh tiếng). Kết quả nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng, “Dường như châm cứu có thể cải thiện chức năng và giảm đau như là một liệu pháp bổ trợ cho bệnh thoái hóa khớp đầu gối khi so sánh với biện pháp châm cứu giả đáng tin cậy và nhóm đối chứng (giả dược).” Điều thú vị trong thử nghiệm lâm sàng này là đây là một nghiên cứu tiên phong cho thấy rằng châm cứu giả không có hiệu quả bằng châm cứu thật. Mục đích của nghiên cứu này là cô lập và hướng đến hiệu quả của giả dược và nó đã khám phá ra rằng liệu pháp giả dược không tạo ra lợi ích sức khỏe nào liên quan với liệu pháp châm cứu. Có rất nhiều luận văn cho thấy các lợi ích y học nhất định của châm cứu đến các cơ quan nội tạng, các mô tế bào và khả năng chữa trị các bệnh nhất định. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ nhấn mạnh vào nghiên cứu này bằng việc cung cấp giá trị lịch sử của nó.

 

Thuyết Tương đối của Einstein lúc đầu cũng chưa được biết đến và thậm chí còn bị chê cười trước khi được thừa nhận. Điều tượng tự cũng xảy ra với y học xưa và nay. Định kiến của con người thường thường khiến họ trở nên cố chấp và không mở lòng với những hiểu biết mới. Chỉ cần lùi về quá khứ một chút, có người đã từng nghĩ rằng một bài kiểm tra thần kinh đơn giản bằng các dấu hiệu Babinski (chứng rối loạn phản xạ tay chân) chỉ đơn thuần là trò đùa. Quá hợp lý và hiển nhiên khi nói rằng việc nắn bóp bàn chân và xem xét các cử động gập của ngón chân cái và các ngón chân khác sẽ không thể nào báo hiệu được bất cứ tổn thương nào về cột sống hoặc não bộ. Tuy vậy, một nhà thần kinh vĩ đại người Pháp gốc Ba Lan, Babinski, đã khám phá ra rằng các phản xạ ở bàn chân có thể cho ta nhận biết được tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, và giờ đây điều này đã trở thành kiến thức thực tế trong y học được công nhận bởi cộng đồng y khoa, đồng thời trở thành công cụ chuẩn đoán hiệu quả các tổn thương hệ thần kinh trung ương.

 

Các nhà châm cứu và chuyên gia trị bệnh bằng thảo dược đã phải đối mặt với sự vu khống và phỉ báng cay nghiệt trước đòi hỏi các nghiên cứu xác đáng. Chúng ta thường có xu hướng phủ nhận tính hiệu quả của Y học Phương Đông và Trung Quốc vốn vượt lên trên các bằng chứng thực nghiệm phức tạp cùng chủ nghĩa vị chủng hạn hẹp. Nhóm người tin rằng trái đất là một mặt phẳng cũng có cách nhìn tương tự đối với những người không theo đạo đề xuất rằng trái đất trên thực tế là hình cầu. Galileo cũng đã từng gặp phải vấn đề tương tự. Không thể xem thường việc chúng ta đang đánh cược thực sự quá lớn cho việc chăm sức khỏe và lợi ích của bệnh nhân. Rủi ro chính là sự thiếu công tâm đối với liệu pháp y tế vốn rất hiệu quả trong việc đào tận gốc rễ căn nguyên của đau đớn thông qua việc trị bệnh. Lịch sử dạn dày của một phương pháp trị liệu lâm sàn cổ truyền được trân trọng gìn giữ qua bao thế hệ kết hợp với các số liệu nghiên cứu hiện đại hỗ trợ đã minh chứng được rằng châm cứu là một phương thức chữa bệnh hiệu quả. Châm cứu dường như là hoang đường? Hãy cùng nhớ lại câu nói của Mark Twain, “Những điều tưởng tượng gắn liền với tiềm năng. Sự thật thì không”.

 

Đối với một số người, có vẻ như là khá rõ ràng và hợp lý khi nghĩ rằng huyệt vị châm cứu chỉ tồn tại dưới dạng là một phần của tư liệu chú giải các văn bản cổ bị cho là hão huyền. Dẫu vậy, các nghiên cứu vẫn được tiến hành rộng rãi tại các trường đại học lớn trên khắp thế giới nhằm chứng minh rằng huyệt vị châm cứu và kinh mạch không chỉ tồn tại mà còn chỉ ra cách thức tác động của chúng đến chức năng sinh lý của cơ thể. Có một sự phản bác đối với bộ nghiên cứu đồ sộ này. Được ngụy trang trong lớp áo chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hoài nghi, những phản đối cứ thế mà bám cứng vào các bài công kích phiến diện để phủ nhận kết quả đã được đo đạc, ghi chép và phản biện ở cả trong các nghiên cứu cá nhân lẫn trong các đợt phân tích tổng hợp quy mô lớn. Tôi đề xuất một thời kỳ mới với sự cởi mở, sẵn sàng đón nhận kết quả nghiên cứu hiện đại đã cho thấy hiệu quả của Y học Phương Đông và Trung Quốc, liệu pháp châm cứu và thuốc thảo dược.

 

Về HealthCMi:

Viện Thuốc Chăm Sóc Sức Khỏe xuất bản các tin tức, nghiên cứu và các khóa học châm cứu tại chức cho chứng chỉ PDA và CEU châm cứu. Tìm hiểu thêm tại trang web www.healthcmi.com

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên