Nhạc Phi (1103-1142) là một vị tướng nổi tiếng thời nhà Tống và là một bậc lương đống của quốc gia. Ông được biết đến nhiều nhất khi bảo vệ Nam Tống khỏi quân xâm lược nhà Kim.
Cũng như thời đại Bắc Tống, Nhạc Phi là một nhân vật mang lại nhiều nguồn cảm hứng. Quân đội của ông, còn được biết đến với cái tên “Nhạc gia” có khả năng chiến đấu bất khả chiến bại. Chỉ cần nhắc đến cái tên của đội quân này đã khiến cho quân Kim đến từ phương Bắc chấn động tâm can. Nhà Kim than rằng đội quân đó chẳng mất mấy giọt mồ hôi để di chuyển qua những ngọn núi. Bên cạnh đó, đội quân của Nhạc có tính kỉ luật cao, và nổi tiếng vì không làm ảnh hưởng đến dân thường trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả khi họ bị đói. Khi quân đội ở trong một quán trọ, họ luôn dọn dẹp nó sạch sẽ vào sáng hôm sau.
Năm 1140, khi Nhạc Phi được lệnh đánh đuổi quân Kim xâm lược ra khỏi vùng đất của người Hán, và lấy lại toàn bộ vùng đất bị mất, sau đó Hoàng đế Triệu Cấu và tể tướng tham nhũng Tần Huy sợ rằng chiến thắng của Nhạc Phi sẽ đe dọa ngôi báu của hoàng đế, nên đã ra lệnh cho Nhạc Phi rút lui và trở lại Lâm An, thủ đô của Triều đại Nam Tống. Kết quả là vùng đất nhà Tống lại bị mất một lần nữa. Sau khi Nhạc Phi quay về Lâm An, ông đã bị vu khống nhiều tội danh, bị nhốt trong đền Dali, và bị tra tấn. Vào đêm giao thừa năm 1142, Nhạc Phi bị hành hình ở tuổi 39, cùng với con trai, Nhạc Vân, và một vị tướng khác là con nuôi của ông.
Để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc, người đời sau đã dựng bốn bức tượng, bao gồm chân dung của Tần Huy và vợ hắn đang quỳ trước mộ của Nhạc Phi trong ngôi đền Nhạc Phi ở Hàng Châu để chuộc lỗi. Chúng bị kết án phải quỳ gối cho đến hàng trăm năm sau.
Trong khi được ca ngợi như một vị anh hùng dân tộc trong suốt lịch sử Trung Quốc, câu chuyện được lan truyền rộng rãi nhất về Nhạc Phi là chuyện mẹ ông đã in một hình xăm trên lưng ông. Giá trị của câu chuyện này nằm ở chỗ nó cho thấy rằng tinh thần yêu nước đã ăn sâu vào truyền thống của người Trung Quốc.
Người ta nói rằng một năm sau khi hoàng đế lệnh cho Nhạc Phi dẫn binh chống quân xâm lược nhà Kim, Nhạc Phi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan – không ai chăm sóc cho người mẹ già của ông khi ông ra trận. Khi mẹ của ông hiểu được tình thế khó khăn của con trai mình, bà nói với Nhạc Phi rằng hãy lấy quốc gia làm trọng. Sau đó bà đã xăm bốn chữ “Tận trung báo quốc” lên lưng Nhạc Phi để nhắc nhở ông đấu tranh cho tổ quốc.
Thực tế, sự tận tụy của Nhạc Phi đối với đất nước không chỉ đơn thuần là vấn đề bảo vệ lãnh thổ nhà Tống, mà quan trọng hơn là bảo tồn văn hóa truyền thống hàng ngàn năm của đất nước Trung Quốc. Trong lòng Nhạc Phi hiểu rằng nếu người Tống đầu hàng trước sự chiếm đóng của giặc ngoại xâm, nền văn hóa rộng lớn và tinh thâm của Trung Quốc rất có thể sẽ bị hủy hoại. Thật không may, ông lại trở thành miếng mồi của đám tham quan và không thể cứu nhà Tống vào phút cuối, để rơi vào tay quân Kim năm 1297.
Tuy nhiên nhà Kim đã không phá hủy nền văn hóa tinh thâm của Trung Quốc, nhưng thay vào đó nó cũng đã bị đồng hóa một mức đáng kể.