Khi các phi hành gia đáp xuống Mặt Trăng, họ phải đối mặt với những hiện tượng kì dị khác, khiến các nhà khoa học hết sức bối rối , bởi vì theo thuyết tiến hóa, thì những hiện tượng này không thể giải thích được.
Tuy vậy, cũng có những nhà khoa học táo bạo đã dựa vào nhiều bằng chứng và suy đoán ra rằng Mặt Trăng là một di sản của nền văn minh thời tiền sử. Hôm nay chúng ta sẽ cùng điểm qua những chứng cứ này.
- Quỹ đạo Mặt Trăng có hình tròn
Thông thường, quỹ đạo của vệ tinh tự nhiên có hình elip, trong khi quỹ đạo của Mặt Trăng lại là hình tròn (bán kính của quỹ đạo là 380.000 km), con người hiện tại đều biết rằng chỉ có quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo Trái Đất mới là hình tròn, vậy lẽ nào Mặt Trăng là sản phẩm nhân tạo?
- Đá Mặt Trăng lâu đời hơn đá ở Trái Đất
Các phi hành gia đã thu thập các mẫu đá và đất trên bề mặt Mặt Trăng, sau khi phân tích niên đại của những mẫu đá này, đã phát hiện ra rằng đá trên Mặt Trăng đã có từ rất lâu đời, rất nhiều tảng đá có niên đại còn lớn hơn những tảng đá lâu đời nhất trên Trái Đất. Theo số liệu thống kê, thì 99% đá Mặt Trăng có tuổi lâu đời hơn 90% đá cổ trên Trái Đất, độ tuổi được tính toán có thể từ 3,4 đến 4,6 tỷ năm trước.
Khi các nhà khoa học phân tích đất của bề mặt Mặt Trăng, phát hiện rằng niên đại của đất cũng vô cùng lâu đời, ngoài ra một số mẫu đất thậm chí còn có niên đại vượt hơn 1 tỷ năm so với đá Mặt Trăng.
Hiện nay, các nhà khoa học suy đoán rằng sự hình thành của hệ Mặt Trời là khoảng trên dưới 5 tỷ năm. Vậy tại sao đá và đất trên bề mặt của Mặt Trăng lại có lịch sử lâu đời đến như vậy? Các chuyên gia cũng cảm thấy khó giải thích.
- Mặt Trăng rỗng ruột
Thí nghiệm về sự rung động trên Mặt Trăng có thể giải thích cấu trúc của nó. Các nhà khoa học đã dùng tàu vũ trụ đâm xuống bề mặt Mặt Trăng, khiến cho Mặt Trăng rung lên. Thiết bị đo đạc độ rung động đo được chấn động trên bề mặt của Mặt Trăng, sự rung động này kéo dài hơn 15 phút, giống như một cái búa đập vào một chiếc chuông lớn vậy, sự rung động kéo dài trong một thời gian dài rồi mới dần dần biến mất.
Đơn cử một ví dụ, khi một người gõ vào một quả bóng sắt rỗng ruột, sẽ tạo ra một tiếng kêu vang, kéo dài và rung liên tục; nhưng khi gõ vào một quả bóng sắt đặc ruột, thì chỉ có thể duy trì sự rung động trong một thời gian ngắn rồi sẽ ngừng. Hiện tượng rung động liên tục của Mặt Trăng, chứng tỏ rằng Mặt Trăng là rỗng ruột.
Ngoài ra, khi một vật thể rắn đặc bị tác động, có thể đo thấy hai loại sóng, một là sóng dọc, một là sóng bề mặt, còn vật thể rỗng ruột chỉ có thể phát hiện được sóng bề mặt. “Sóng dọc” là một loại sóng xuyên thấu, có thể xuyên qua một vật thể và truyền từ phía này của bề mặt xuyên qua tâm của vật thể đi sang phía kia. “Sóng bề mặt” cũng giống như tên của nó, chỉ có thể truyền được trên bề mặt rất nông. Các nhà khoa học đã không ghi lại được sóng dọc, tất cả đều là sóng bề mặt. Hiện tượng này cũng cho thấy rằng Mặt Trăng rỗng ruột.
Hơn nữa, các nhà khoa học cũng đã đi đến cùng một kết luận dựa trên từ trường và mật độ của Mặt Trăng, đó là: Mặt Trăng rỗng ruột.
- Mặt Trăng có vỏ kim loại cứng
Các phi hành gia sử dụng máy khoan điện định khoan một lỗ trên Mặt Trăng, nhưng dù đã bỏ ra rất nhiều công sức vẫn không thể nào khoan thủng được. Điều này thật lạ lùng, chẳng phải là bề mặt của hành tinh nào cũng là do đất và đá cấu thành sao? Tuy là hơi cứng, nhưng cũng không đến nỗi là khoan không thủng nổi.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bề mặt của Mặt Trăng chủ yếu là thành phần kim loại rất cứng, đó chính là kim loại Titan được sử dụng để chế tạo tàu vũ trụ. Cấu trúc tổng thể của Mặt Trăng có thể được cho là một quả bóng kim loại rỗng cứng. Bởi thế cho nên, hố thiên thạch trên Mặt Trăng cho dù có lớn thế nào, thì đều tương đối nông, không bao giờ sâu quá 4km. Chỉ có một khả năng là, dưới 4km đó, Mặt Trăng có một lớp vỏ rất cứng, vì vậy mà những thiên thạch này không thể đâm xuống được.
Các nhà khoa học ước tính rằng một tiểu hành tinh có đường kính 16km đâm vào Trái Đất với tốc độ 50.000km/giờ, sẽ tạo thành một hố sâu bằng 4-5 lần chiều dài đường kính của nó, có nghĩa là phải sâu từ 64-80km. Hố Gagrin Crater là hố sâu nhất trên bề mặt Mặt Trăng, nó có đường kính 300km, nếu tính toán của các nhà khoa học là chính xác, thì thiên thạch tạo ra hố này nếu đâm vào Trái Đất thì sẽ tạo ra một siêu hố có đường kính ít nhất 1200km.
- Mặt Trăng chứa một lượng lớn các kim loại khan hiếm trên Trái Đất
Trong các hố thiên thạch trên Mặt Trăng chứa rất nhiều dung nham, kỳ lạ là các dung nham này chứa một lượng rất lớn các nguyên tố kim loại quý hiếm trên Trái Đất như titan, crôm và tantali, những loại kim loại này đều rất cứng, độ bền cao, chống ăn mòn. Đây đều là những quặng kim loại nguyên chất không thể có trong tự nhiên.
Trong tự nhiên, kim loại tồn tại chủ yếu ở dạng oxit hoặc các hợp chất khác, và rất ít khi ở dạng kim loại nguyên chất, thường thì cần phải sử dụng các kỹ thuật luyện kim tinh vi mới có thể đưa kim loại về dạng hợp chất các phân tử đơn lẻ. Vậy thì ai ở trên Mặt Trăng và vào lúc nào đã tổng hợp ra những kim loại này?
- Trên Mặt Trăng có những tòa nhà bí ẩn
Ngày 4/2/1966, sau khi tàu thám hiểm không người lái Luna 9 của Liên Xô đổ bộ vào “Mare Imbrium” (một địa điểm trên Mặt Trăng được các nhà khoa học xác định), đã chụp được ảnh hai vật thể có cấu trúc hình tháp ở khoảng cách bằng nhau.
Tiến sĩ Ivanov nói: “Chúng có khả năng phản xạ lại ánh sáng Mặt Trời rất mạnh, giống như những dấu hiệu bên cạnh đường băng vậy”. Theo Tiến sĩ Ivanov, dựa vào chiều dài bóng của hai vật thể này, ước tính chúng cao khoảng 15 tầng, ông nói: “Gần đó không có mặt đất cao nào có thể làm cho những tảng đá này lăn xuống đến vị trí hiện tại của chúng và được sắp xếp trật tự theo dạng hình học như vậy”.
Ngày 20/11/1966, Tàu thám hiểm số 2 của Hoa Kỳ đã chụp được ảnh một số vật thể có cấu trúc hình kim tự tháp khi ở độ cao cách “Mare Imbrium” 46km, các nhà khoa học ước tính cấu trúc này có chiều cao từ 15 đến 25m, cũng được sắp xếp trật tự theo dạng hình học, ngoài ra còn có màu sắc nhạt hơn so với đá và đất xung quanh, rõ ràng đây không phải là vật thể tự nhiên. Nếu những cấu trúc hình tháp có thể phản xạ ánh sáng Mặt Trời này là do người tiền sử tạo ra, vậy thì mục đích của chúng là gì?
Trong quá trình thực hiện kế hoạch Apollo thám hiểm Mặt Trăng, các phi hành gia đã chụp được ảnh một số ngọn núi hình vòng cung trên bề mặt Mặt Trăng, và trên các núi này có dấu vết cho thấy nơi đây có sự cải tạo của con người.
- Mặt Trăng luôn dùng một “gương mặt” để nhìn về Trái Đất
Chúng ta nhìn thấy các hình vân trên Mặt Trăng, và nó sẽ mãi luôn như vậy. Điều này cho thấy rằng khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, nó vẫn luôn dùng một “gương mặt” để nhìn về Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục với tốc độ 16,56 km/giờ và đồng thời cũng xoay quanh Trái Đất. Mặt trăng quay quanh trục đúng một tuần, bằng với thời gian nó quay quanh Trái Đất, vì vậy mà Mặt Trăng luôn dùng một “gương mặt” để hướng về Trái Đất.
Từ quan điểm thiên văn học, các vệ tinh đồng bộ đều trải qua các phép tính vô cùng chính xác, nhưng không ai biết rằng Mặt Trăng đã quay quanh Trái Đất bao lâu rồi, nếu có một sự khác biệt nho nhỏ, thì nó đã không thể lúc nào cũng đối mặt với Trái Đất bằng chỉ một “gương mặt” như vậy.
Các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng “gương mặt” mà Mặt Trăng nhìn về Trái Đất tương đối trơn nhẵn, các bề mặt trũng lớn đều nằm ở mặt trước của Mặt Trăng, mặt sau thì lại đầy ổ và hố, rất thô ráp. Điều này cho chúng ta biết rằng Mặt Trăng được tạo ra là để chiếu sáng cho người trên Trái Đất.
Nếu như Mặt Trăng là một con tàu vũ trụ được đặt để theo dõi Trái Đất của người ngoài hành tinh, vậy họ đâu cần phải tạo ra một phi thuyền lớn như vậy, cũng không cần phải đem lại ánh sáng cho người trên Trái Đất. Ngược lại, người ngoài hành tinh sẽ giấu Mặt Trăng đi một nơi càng kín đáo càng tốt mới phải.
Những hiện tượng kỳ lạ trên Mặt Trăng vừa được nêu trên đều đưa đến một kết luận rằng: Mặt Trăng rất có thể là sản vật của nền văn minh thời tiền sử, có nghĩa là, nó được con người thời tiền sử tạo ra, là sản phẩm nhân tạo. Nhiều bằng chứng khảo cổ đã chứng minh rằng con người có nền văn minh thời tiền sử, tức là trước nền văn minh nhân loại lần này, còn có nhiều nền văn minh nhân loại khác nữa.
Nếu như có thể nhảy ra khỏi cái khung suy nghĩ cố hữu, thay đổi suy nghĩ nhìn nhận vấn đề, vậy thì vầng trăng sáng không chỉ mang đến cho nhân loại chúng ta thơ ca ý họa, mà còn giúp con người hiểu về lịch sử của Trái Đất.
>>> Bí Ẩn Mặt Trăng ( Đó Là Một Phi Thuyền Phần I)
>>> Phát hiện khoa học: Hành tinh được cấu tạo bằng ít nhất 100 tỷ tấn vàng
Tuệ Tâm, theo Soundofhope