Tinh Hoa

Đức hạnh cao quý của người xưa trong việc đối đãi với hôn nhân

Trong văn hóa truyền thống, sau khi đính hôn, nếu có vấn đề xảy ra cho bản thân hay cho đối phương thì cách mà cổ nhân giải quyết vấn đề hoặc cách họ đối xử với đối phương rất có trí huệ và đạo đức.

Người xưa xem việc kết hôn được tạo thành là do ý muốn của đấng sinh thành và sự giúp đỡ của Thần. Điều này nghĩa là cặp đôi phải được sự đồng ý của Thiên thượng đầu tiên, sau đó, những việc mà họ làm sẽ tự nhiên có kết quả.

Sau khi đính hôn, những chuyện đột ngột không lường trước được cũng có khả năng xảy ra. Lúc này, bên phía xảy ra sự cố hay có vấn đề sẽ đề nghị hủy hôn trước và hành động hết sức trí huệ và đạo đức để không gây ra bất kỳ sự khó xử nào cho đối phương. Đương nhiên, đây là việc mà chỉ có người có đức hạnh mới làm được.

Người xưa biết lấy đại sự làm trọng, họ nghĩ là so với sự tiện nghi và hạnh phúc của bản thân mình thì việc xem xét và nghĩ đến đối phương trước chính là đạo lý.

Hai hiền nhân cưới vợ mù

Vào thời Tống, ở huyện Hoa Âm có một học giả đức độ họ Lữ thi đỗ tiến sĩ. Trước khi thi đỗ, anh có hứa hôn với một người con gái nhưng người con gái này sau đó đột nhiên bị mù. Khi anh quay trở lại quê nhà, phía gia đình nhà gái nói với anh ý định hủy bỏ hôn sự do con gái của họ bị mù. Tuy nhiên, anh chàng họ Lữ này không đồng ý với ý định hủy bỏ hôn sự và vẫn giữ lời hẹn ước, cưới cô gái mù làm vợ. Sau này, họ có năm người con trai và cả năm người con đều thi đỗ tiến sĩ.

Ở huyện Mật có một viên quản lý tên gọi là Quách Đạt. Khi con nhỏ, cha mẹ đã đính ước cho anh ta, lễ vật đính hôn cũng đã được gửi sang bên phía nhà gái. Tuy nhiên, cô gái mà anh ta đính hôn cũng đột nhiên bị mù. Gia đình phía nhà gái sau khi nghe tin Quách Đạt đã đỗ chức quan liền bàn bạc đến chuyện hủy hôn.

Quách Đạt khi nghe xong liền nói: “Nếu như ta không cưới cô ấy làm vợ, vậy thì đâu sẽ là bến đỗ bình yên cho nàng đây?”. Sau đó, chàng trai họ Quách tổ chức hôn lễ lấy cô gái ấy làm vợ. Về sau, hai người sống hòa thuận, hạnh phúc, họ sinh được tất cả sáu người con và tất cả đều là những người xuất chúng.

Mã Phụng Chí đề nghị hủy hôn trước ngay khi con mình mắc bệnh hiểm nghèo

Vào thời nhà Minh, có một văn nhân tên Mã Phụng Chí có con trai đã đính ước. Tuy nhiên, đính ước chưa được mấy ngày thì con trai của ông ta đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo (một loại bệnh tứ chi vô lực, người bệnh nặng thì không cầm đồ vật bằng tay được và đi bộ cũng không được) gây bất mãn cho phía nhà gái.

Trước tình cảnh này, Mã Phụng Chí đã nói với gia đình phía nhà gái: “Tôi đây sao có thể để cho đứa con trai mắc bệnh hiểm nghèo làm hỏng cả tuổi thanh xuân của quý nữ nhà thông gia đây”.

Nói xong, ông đồng ý hủy hôn, lễ vật hôn ước đã được trao cho nhà gái, ông cũng không mang về nhà. Tuy nhiên, sau khi hủy hôn, đứa con trai mắc bệnh hiểm nghèo của ông đột nhiên mau chóng hồi phục khỏe mạnh trở lại.

Tần Trâm Viên hy sinh chuyện kết hôn của mình

Tần Trâm Viên thi đỗ tiến sĩ vào năm 1763, sau đó thi đỗ trạng nguyên ở Đình Thí và danh tiếng lan truyền gần xa.

Ở tỉnh Giang Tô, có một người tên là Tần Trâm Viên. Trong lúc anh ta chuẩn bị thi cử thì người vợ của anh mất do mắc bệnh nặng. Ngay sau đó, anh lấy vợ hai.

Tuy nhiên, vào đêm đầu tiên tân hôn thì thấy người vợ khóc. Tần Trâm Viên liền hỏi lý do thì cô gái trả lời: “Thiếp đây hồi nhỏ đã đính ước với con trai gia môn Lí của làng bên, nhưng bố mẹ thiếp vì thấy gia đình đó nghèo khó nên đã hủy hôn ước và bắt ép thiếp tái giá. Thiếp đây nghĩ đến chuyện lấy lý do nghèo khó để đổi chồng là trái ngược với đạo lý ở đời và thấy rất đau khổ”.

Tần Trâm Viên hết sức ngạc nhiên bèn nói: “Sao nàng lại không nói sớm? Làm ta suýt nữa gây ra nhầm lẫn lớn”.

Sau đó, Tần Trâm Viên liền bảo người hầu gọi con trai gia môn Lí vào. Sau khi anh ta đến, chàng trai họ Tần liền giải thích tình hình sự việc cho anh chàng họ Lí và nói: “Đêm nay hai người trông có chút luộm thuộm nhưng ta đây sẽ giúp cho hôn lễ của hai người được tiến hành tại đây”.

Nói xong, Tần Trâm Viên liền trao tất cả lễ vật dùng cho việc rước dâu cho hai người. Cô gái và chàng trai họ Lí vì cảm kích mà liên tục bái lạy Tần Trâm Viện để biểu lộ lòng biết ơn. Tần Trâm Viên thi đỗ tiến sĩ vào năm 1763, sau đó thi đỗ trạng nguyên ở Đình Thí và danh tiếng lan truyền gần xa.

Về mặt truyền thống, kết hôn được xem như là việc bản thân phải biết nắm bắt những thiếu sót và những điểm khó xử của đối phương cũng như phải tự nguyện vui vẻ gánh vác những khó khăn xảy ra trong quá trình chuẩn bị hôn lễ. Người xưa tin rằng vị Thần cai quản chuyện kết hôn của con người sẽ xem xét hành vi và thái độ của con người trong việc đối đãi với hôn nhân để từ đó có cách xử lý công bằng.

Theo vietdaikynguyen.com