Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso) là một nhà sư nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng, người từng được trao giải Nobel hòa bình năm 1989 và có rất nhiều ảnh hưởng đến niềm tín ngưỡng tinh thần của nhân loại. Đứng trước tình trạng đạo đức đang tụt dốc ngày nay, ông đã có những lời khuyên vô cùng hữu ích đối với mỗi chúng ta.
Dưới đây là một số chia sẻ của ông:
“Tôi tin rằng, có nhiều người đang rất quan tâm về cuộc khủng hoảng đạo đức trên toàn thế giới hiện nay, và tôi cũng gửi lời kêu gọi sự tham gia của các tín đồ, các nhân vật trong tôn giáo cùng chia sẻ mối quan tâm này để giúp xã hội của chúng ta trở nên hòa ái, công bằng và bình đẳng hơn. Tôi không đứng ở lập trường của một Phật tử hay thậm chí là một người Tây Tạng. Tôi cũng không đứng ở lập trường của một chuyên gia chính trị quốc tế (mặc dù có thể nhiều người sẽ nghĩ như vậy). Thay vào đó, tôi đơn giản chỉ là đứng ở góc độ của một người ủng hộ các giá trị nhân đạo, đây là nền tảng không chỉ của Phật giáo mà còn là của tất cả các tôn giáo vĩ đại trên thế giới. Từ mục đích trên, tôi muốn chia sẻ với nhiều người những quan điểm của cá nhân mình như sau:
- Chủ nghĩa nhân đạo phổ quát là cần thiết để giải quyết các vấn đề trên toàn cầu.
- Lòng lương thiện là trụ cột của nền hòa bình thế giới.
- Tất cả tôn giáo cũng như các hệ ý thức nhân đạo trên thế giới đều nên sẵn sàng cho nền hòa bình theo cách này.
- Mỗi cá nhân đều cần có trách nhiệm khi định hình những khuôn mẫu nhằm phục vụ cho nhu cầu con người”.
Giải quyết những vấn đề của con người bằng cách thay đổi quan điểm của họ
Ngày nay, có rất nhiều vấn đề mà chúng ta phải đối mặt, một trong số đó là thiên tai và đứng trước thiên tai, mỗi người đều như nhau. Tuy nhiên, có một số vấn đề do chính con người tạo ra và hoàn toàn có thể khắc phục. Một trong số đó chính là sự xung đột giữa các hệ ý thức từ chính trị cho tới tôn giáo, khi con người tranh đấu với nhau thì họ thường chỉ chú trọng đến những việc tiểu tiết mà quên mất rằng điều tốt nhất đối với nhân loại đó là chúng ta cần đoàn kết với nhau như một gia đình. Rất nhiều tôn giáo hay các hệ tư tưởng chân chính đều cùng một mục đích đó là hướng con người trở nên hạnh phúc. Chúng ta không nên quên mất mục tiêu cơ bản này.
Suy nghĩ cho người khác nhiều hơn
Tiền đề của ý thức trách nhiệm đối với toàn cầu lại là những điều khá đơn giản. Nói chung, bất kỳ ai cũng có lòng vị tư, mọi người đều mong cầu hạnh phúc và không muốn đối mặt với đau khổ. Một người khôn khéo, họ sẽ biết cách nỗ lực để mang lợi ích về cho riêng mình. Tuy nhiên đó chỉ là một chút lợi ích tạm thời còn hạnh phúc thực sự với họ lại là một cái gì đó thật xa vời.
Trong suốt quá trình tìm kiếm hạnh phúc, con người đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, không ít trong số đó là tàn nhẫn và nghiệt ngã. Họ gây đau khổ cho đồng loại và những sinh vật khác vì sự ích kỷ của mình. Thật không may là cuối cùng, những hành động đó cũng lại mang đến đau khổ cho chính họ. Trong Phật giáo giảng rằng, thân người vô cùng khó được, và những người khôn khéo đã nghĩ ra một số cách sống mà họ cho rằng hiệu quả và khôn ngoan nhất. Đó là cách nghĩ sai lầm, chúng ta cần phải có quan điểm đúng đắn về tiến trình của cuộc sống, làm sao để có thể mang lại cuộc sống hưng thịnh, hạnh phúc cho một nhóm người hay cả cộng đồng chứ không phải vì mưu cầu lợi ích từ người khác.
Ngược lại để làm được những điều đó tâm trí của chúng ta cần phải thật rộng mở và tiếp cận với các vấn đề toàn cầu. Thế giới ngày nay dường như quá nhỏ bé, con người các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, đây là kết quả của những tiến bộ công nghệ, thương mại quốc tế cũng như sự tăng cường các mối quan hệ xuyên quốc gia. Con người ngày nay phụ thuộc vào nhau rất nhiều, vào thời cổ đại hầu hết các vấn đề chủ yếu chỉ gói gọn ở mức độ gia đình hoặc cao nhất là toàn quốc nhưng cũng khá hiếm hoi. Còn ngày nay chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào nhau nhưng lại không hề gắn bó với nhau, không có sự thân thiết, với người lạ chúng ta chỉ mong rằng họ sẽ không mang đến bất kỳ phiền phức nào đã là rất tốt rồi chứ đừng nói đến hạnh phúc và sự bình an.
Nhân loại nên cùng nhau đứng về một phía
Làm thế nào để đạt được nền hòa bình cho thế giới?
Ngày nay, vấn đề của một quốc gia không còn được giải quyết thỏa đáng trong nội bộ quốc gia đó nữa, nó còn phụ thuộc nhiều vào sở thích, thái độ và sự hợp tác của nhiều quốc gia khác. Do vậy, việc tiếp cận theo cách nhân đạo và phổ quát đối với các vấn đề trên thế giới dường như là cơ sở duy nhất cho nền hòa bình thế giới. Điều đó có nghĩa là gì?. Như trên đã nói, mỗi cá nhân đều mong cầu hạnh phúc và không muốn đối mặt với khổ đau. Từ đó một số cá nhân sẽ trở nên “khôn ngoan” và bỏ lại một số giá trị đạo đức để theo đuổi hạnh phúc theo cách của riêng mình. Sự khôn ngoan đó của họ có thể làm tổn thương những người khác, và quan trọng hơn không ít người trong bất bình mà học theo sự “khôn ngoan” đó, và rồi cuối cùng chúng ta có một tập thể xã hội luôn ngờ vực và đề phòng lẫn nhau.
Mặc dù sự phụ thuộc về lợi ích giữa các cá nhân trong xã hội đang liên tục gia tăng, nhưng chúng ta sẽ thật khó có thể mong chờ sự hòa hợp về tinh thần giống như trong thời cổ đại. Khi trong tâm trí con người tồn trữ quá nhiều vị tư thì họ sẽ không thể chung sống hòa hợp với người khác được. Con đường tâm linh có thể không giúp giải quyết ngay những vấn đề mà con người đang phải đối mặt nhưng về lâu dài, đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.
Mặt khác, nếu nhân loại tiếp tục xem nhẹ những vấn đề đang phải gặp phải hiện nay thì tương lai thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải đối mặt với vô vàn thách thức. Dân số toàn cầu đang gia tăng, và nguồn lực trên Trái Đất lại đang cạn kiệt nhanh chóng. Tuy nhiên vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang đối mặt chính là lòng ích kỷ của con người. Họ không nghĩ quá nhiều đến ảnh hưởng của mình đối với môi trường sống, không nghĩ rằng toàn bộ nhân loại chính là một gia đình. Nếu hiện tại chúng ta không thể kịp thời giải quyết những vấn đề này thì trong tương lai con cháu chúng ta sẽ không còn khả năng đối phó với chúng.
Hoàng An, theo upliftconnect.com
Xem thêm: