Trang Tử vốn là người cơ trí, ông có lưu lại cho hậu thế một câu chuyện về tâm thanh tĩnh, nội dung nói về một người đánh cờ. Khi ông ta dùng chậu sành làm tiền đặt cược, thì tài nghệ của ông vô cùng kiệt xuất; nhưng khi ông cầm vàng làm tiền đặt cược, thì tài năng ấy lập tức tiêu biến mất. Trang Tử cho rằng đó chính là “Ngoại trọng giả nội chuyết”. (“Người mang quá nhiều bên ngoài thì bên trong sẽ trở nên yếu ớt”)
Sự quá sức và quá tập trung, đôi khi khiến những việc vốn dễ dàng lại trở nên khó khăn. Quan niệm hiện đại gọi là “Mục đích run rẩy”.
Quá lo lắng thì tay cầm kim ắt sẽ run rẩy, quá tập trung vào dẫn bóng chân ắt run rẩy. Hoa Đạt Luân vốn có một đôi chân đi xiếc trên dây như trên đất bằng, nhưng vì tâm ông quá mức cầu thắng mà khiến hai chân mất cân đối, câu chuyện về ông để lại hàm ý rất sâu sắc.
Đời người há có thể không có mục đích? Nhưng, mục đích vốn là dẫn dắt mỗi người tiến về phía trước, nếu mục đích biến thành bao cát trói buộc trên người, mỗi khi tiến thêm một bước, áp lực to lớn và nỗi sợ vô hình sẽ đè nặng lên con người của chúng ta, như vậy, làm sao chúng ta có thể đạt được thành công của chính mình đúng như dự kiến?
“Mục đích run rẩy” là vì tâm đang run rẩy. Tâm đặt nơi quá thấp, nên chẳng thấy được cảnh đẹp đằng xa do bị cỏ hoang che lấp. Tầm mắt hẹp nhất định bỏ qua cơ hội để chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt vời ở nơi kia. Quá chú tâm, quá đặt nặng để rồi nỗi sợ hãi ăn mòn lòng dũng cảm, và thất bại nuốt lấy mất thành công.
“Đại thể tắc hữu, cụ thể tắc vô” đưa ánh mắt nhìn ra xa một chút, lại để cho tâm hồn không màng danh lợi biến thành mặt hồ không gợn sóng lo toan, tự nhủ với bản thân rằng:
“Thủy cùng chi xử đãi vân khởi, nguy nhai bàng trắc mịch thản đồ.”
Dịch thơ:
“Đứng chỗ thượng nguồn chờ mây khởi, bên đồi hiểm trở tìm đường bằng.”
Theo Đại Kỷ Nguyên