Đại học Oxford gần đây đã công bố “Báo cáo điều tra năm 2016 về nguy cơ phát sinh thảm họa mang tính toàn cầu” ( Global Catastrophic Risks Report 2016), báo cáo đã chỉ ra những nguy cơ này là gì, hậu quả nếu nó phát sinh và tính cấp bách của việc ngăn ngừa nó.
Báo cáo đã phân tích những nguy cơ gây ra tai nạn toàn cầu thành 2 loại lớn, một là đang phát sinh và có thể gây ra thảm họa bất cứ lúc nào, loại còn lại là dạng tiềm ẩn, có thể phát sinh sau 10 năm nữa.
Hai nguy cơ lớn nhất hiện nay chính là đại dịch và chiến tranh hạt nhân, nguy cơ tiềm ẩn chính là biến đổi khí hậu và có thể đến từ một số phát triển của khoa học kỹ thuật. Những mối nguy hiểm khác gồm có núi lửa phun trào, tiểu hành tinh đụng phải trái đất…v.v.
Những bài học lịch sử về đại ôn dịch
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng sâu sắc. Ví dụ như, năm 1918 dịch cúm ở Tây Ban Nha đã lan ra khắp thế giới, và đã lấy đi mạng sống của 5% dân số thế giới. Từ đó về sau, tổng số 1/3 dân số thế giới bị lây nhiễm các loại bệnh dịch khác, như là virus influenza, virus Ebola…v.v.
Tuy rằng hiện nay, nhìn có vẻ như là đại dịch sẽ khó có thể phát sinh, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra, ví dụ như việc lây lan trên diện rộng của virus H5N1.
Những nguy cơ bị coi thường
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân là bắt nguồn từ việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Nếu phát sinh chiến tranh hạt nhân, thì chỉ cần một trận cũng có thể khiến mấy chục triệu người, thậm chí đến mấy trăm triệu người bị chết, và những biến đổi khí hậu do nó gây ra sau đó, có thể khiến nhiều người hơn nữa bị chết. Mặc dù sau khi chiến tranh lạnh qua đi, nguy cơ về chiến tranh hạt nhân có thuyên giảm, nhưng một khi sự cố ngoài ý muốn phát sinh, thì ngay lập tức sẽ gây ra tai nạn toàn cầu.
Báo cáo cũng chỉ ra, khoa học kỹ thuật sẽ mang đến tai họa, nhưng lại rất ít người hiểu được điều này. Như là sự phát triển của công nghệ sinh học sẽ chế tạo ra được những chất cực độc, vượt xa những chất độc vốn có trong tự nhiên. Trí tuệ nhân tạo sẽ hủy hoại con người trong rất nhiều lĩnh vực. Vì thế cần phải nghiên cứu về tác hại của nó và tìm ra biện pháp ngăn ngừa.
Sự thật bị che đậy
Báo cáo đã trình bày và phân tích, nguy cơ tai nạn toàn cầu là vô cùng cấp bách. Nhưng do bị chính trị, kinh tế và các nhân tố khác chi phối, khiến cho hầu hết mọi người cho rằng nguy cơ không nghiêm trọng đến vậy.
Mặc dù chính phủ của một số nước cũng ý thức được những điều này, nhưng thực tế họ không can thiệp và tìm cách ngăn chặn chúng. Những tổ chức liên quan thì lại không nguyện ý phối hợp, cùng bắt tay giải quyết vấn đề, vì thế cũng không có can thiệp rõ ràng nào. Bởi vì hiện này toàn thế giới đang lấy những lợi ích kinh tế, thương mai làm trung tâm, nên việc bàn bạc cân nhắc về những nguy cơ mang tính toàn cầu liên tục bị trì hoãn và kéo dài.
Trên thực tế, nguy cơ phát sinh những thảm họa mang tính toàn cầu là cực kỳ lớn. Vì thế báo cáo đã chỉ ra mục địch việc thực hiện những điều tra phân tích này, là để kêu gọi mọi chú ý đến những nguy cơ có thể gây tai nạn mang tính toàn cầu; cũng như nhắc nhở toàn thế giới về tính cấp bách và quan trọng của việc tìm ra phương pháp loại bỏ và giảm thiểu các nguy cơ.
Lê Hiếu dịch từ Zhengjian.org