Vệ tinh UARS của NASA đã rơi xuống vùng biển phía Nam Thái Bình Dương, gần quần đảo Vanuatu, NASA cho biết.
Vệ tinh UARS của NASA đã rơi xuống vùng biển phía Nam Thái Bình Dương, gần quần đảo Vanuatu, NASA cho biết.
TIN LIÊN QUAN Theo hãng thông tấn AP, đây được coi là địa điểm rơi lý tưởng bởi nó cách xa đất liền và những khu vực đông dân cư “hết mức có thể”.
Sau một thời gian tìm kiếm, cuối cùng các nhà khoa học cũng xác định được vệ tinh hỏng đã xâm nhập quỹ đạo Trái đất tại điểm giao cắt giữa vĩ tuyến 14,1 độ Nam với Kinh tuyến 170,2 độ Tây, phía trên lãnh thổ Samoa thuộc Mỹ. Tuy nhiên mọi mảnh vỡ nếu may mắn không bị đốt cháy khi ma sát với bầu khí quyển đều đã rơi xuống vùng biển cách đó khoảng 300km và không còn khả năng gây thương vong hay tổn thất gì về mặt kinh tế. Còn theo hãng thông tấn BBC, trong vòng 30 năm trở lại đây, UARS chính là vệ tinh lớn nhất rơi trở lại vào Trái đất mà con người hoàn toàn không khống chế hay theo dõi được. Do không thể dự đoán được thời gian cũng như địa điểm rơi của nó, cộng thêm khả năng gây thương vong khá cao (1/3200) nên UARS đã thu hút được sự quan tâm của dư luận toàn cầu suốt dịp cuối tuần trước. UARS được phóng lên không gian từ năm 1991 để thực hiện sứ mệnh nghiên cứu thượng tầng khí quyển của Trái đất. Những dữ liệu mà nó thu thập và gửi về NASA đã giúp các nhà khoa học hiểu thêm rất nhiều về bản chất hóa học của tầng ozone hay tác động của núi lửa đã tắt đối với khí hậu toàn cầu. Theo dự đoán, vào cuối tháng 10 tới, một kính viễn vọng không gian có trọng lượng 2 tấn cũng có thể sẽ nối gót UARS rơi trở lại Trái đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học trấn an rằng những vật thể có kích cỡ như UARS chỉ rơi xuống Trái đất nhiều nhất là mỗi năm một lần. Các vật thể lớn hơn như trạm vũ trụ hay tàu con thoi đều được trang bị hệ thống điều khiển “hạ cánh” để chúng rơi xuống vùng biển Cực Nam hẻo lánh. Trọng Cầm |
Theo VietnamNet