Tinh Hoa

Chuyện xưa kể lại: “Người nghèo khóc thì có gì tốt!”

1. Hạnh phúc chân chính của một nàng dâu tốt

Vào thời nhà Hán, có một người tên là Bào Tuyên, vợ anh là Hoàn Thiếu Quân. Bào Tuyên bán sách ở dưới cửa nhà cha Thiếu Quân, trong nhà rất nghèo, nhưng cha Thiếu Quân đánh giá cao chí khí của Bào Tuyên, liền hứa gả Thiếu Quân cho anh.

Lúc kết hôn, của hồi môn của Thiếu Quân rất nhiều, nhưng nét mặt của Bào Tuyên lộ nét không vui, anh nói với Thiếu Quân: “Nàng lớn lên trong gia đình giàu có, từ nhỏ đã mặc áo quần đẹp đẽ, sống cuộc sống vô tư; nhưng nhà của ta gia cảnh bần hàn, địa vị thấp kém, chỉ sợ sau khi nàng về nhà ta rồi, liệu có chịu được không?”.

Thiếu Quân lập tức đưa của hồi môn cho người hầu, bỏ vào trong nhà, mặc áo vải thô, cùng Bào Tuyên ngồi lên xe chật hẹp về nhà chồng.

Về đến nhà, bái kiến mẹ chồng xong, Thiếu Quân liền mang vò nước ra ngoài lấy nước. Sau đó, nhất mực tuân theo đạo làm dâu, tu thân dưỡng đức, được người trong làng hết lòng ca ngợi.

 

2. “Người nghèo khóc thì có gì tốt!”

Vào thời nhà Hán, ở nước Ngô có một người tên là Mạnh Tông, mẹ ông là người Giang Nam. Mạnh Tông lúc nhỏ học cùng với Lí Túc, người ở Nam Dương, khi lớn lên, làm việc trong phủ tướng quân ở Chu Cư. Một đêm nọ, trời đổ mưa lớn, cả nhà khắp nơi đều bị dột, Mạnh Tông thức dậy xử lý xong, liền đến trước giường mẹ,

Mẹ ông nói: “Con đừng khóc nữa, sau này làm tốt hơn là được, một người nghèo, thì khóc có gì tốt chứ? (Nguyên văn một câu: “bần hà túc khấp”). Sau đó, câu chuyện này đến tai tướng quân, tướng quân biết Mạnh Tông là người con rất hiếu thuận, liền đề bạt ông lên làm quan Tư Mã, chuyên quản lý việc vận chuyển muối và ngư nghiệp.

Có một lần, Mạnh Tông ra sông bắt được vài con cá ngon, liền đem cá chiên chín, lấy phần thịt ngon dâng lên cho mẹ. Tuy nhiên, mẹ ông không động đến dù chỉ một tí, đưa cá trả lại, và nói: “Con thân là quan chuyên quản về muối và ngư nghiệp, nhưng lại tự mình đi bắt cá, cho dù là vì hiếu thuận với ta, nhưng con như vậy không tránh khỏi nghi ngờ, kỳ thực là lạm dụng của công, sẽ bị người ta lời ra tiếng vào. Con sau này nhất định phải mãi ghi nhớ đạo lý này”.

  

3. Tâm hữu sở an, lí hữu tự đắc

Vào thời nhà Tấn, có một người tên là Ngô Ẩn Chi, từ nhỏ đã rất hiếu thuận với cha mẹ. Sau này ông làm quan rồi, vợ ông vẫn ở nhà quay tơ dệt vải, nhóm củi nấu ăn, chăm chỉ tề gia nội trợ ngày qua ngày. Ngày đông không có chăn đắp, liền lấy cỏ rơm đắp lên thân; áo giặt rồi là không có cái khác để thay, phải khoác trực tiếp bông trong áo bông trên người, áo phơi khô rồi, lại khâu bông lại vào trong áo. Cách sống của vợ Ngô Ẩn Chi, chẳng khác gì với cuộc sống vất vả của bách tính.

Có người nói bà quá tiết kiệm rồi, thực ra không cần phải vậy! Vợ Ngô Ẩn Chi liền nói: “Tướng công tôi làm quan, từ trước giờ đều rất liêm khiết phục vụ bách tính, bổng lộc nhận được, đều mang đi cứu tế dân chúng khi cần. Cứu tế được nhiều, chi tiêu trong gia đình cũng lớn. Chúng tôi chỉ có thể chịu khổ một chút, tiết kiệm một chút, như vậy sống qua ngày, chúng tôi cảm thấy: “Tâm hữu sở an, lí hữu tự đắc” (tâm an bình, cảm thấy hài lòng với mọi thứ hiện có)”.

Người làm quan, nếu như bản thân liêm khiết, thì tiền tài dư giả ở đâu ra mà đem đi giúp đỡ cho người khác chứ? Vợ Ngô Ẩn Chi, làm lụng vất vả, thật khổ cực giống như người ăn kẻ ở, chồng của bà mới có thể dùng bổng lộc như những giọt sương ngọt ngào, vẩy xuống cho những người cần giúp. Ngô Ẩn Chi một đời thanh bần liêm minh, ông có được thành tựu đó, chẳng phải đều nhờ vào người vợ hiền bên cạnh mình hay sao!

4. Năm người phụ nữ thanh cao, xưa nay thật hiếm thấy

Vào thời nhà Đường, có một người tên là Tống Đình Phân. Ông sinh được năm người con gái, cô lớn nhất tên gọi Nhã Tân, cô thứ hai tên Nhã Chiêu, hai chị em đều thông minh xinh đẹp. Đặc biệt hiếm có là, chị em họ từng người đều rất học bác uyên thâm, văn chương của họ viết ra vừa hoa mỹ vừa khí khái. Chị cả Nhã Tân, có một cuốn sách tên gọi “Nữ Luận ngữ”, thật sự là một bản phác thảo rất tốt, cô chị hai Nhã Chiêu cùng chị soạn thảo, tu chỉnh, ghi chép, cuối cùng viết thành bộ sách này.

Hoàng đế cho vời chị em họ vào cung khảo thí, từng người từng người một đều tài năng, lanh lợi, xuất khẩu thành văn. Kết quả là năm chị em họ đều được giữ lại làm thầy dạy công chúa và giới nữ lưu quý tộc.

Sau đó, chị cả Nhã Tân qua đời. Hoàng đế liền để chị hai Nhã Chiêu tiếp quản công việc dạy dỗ con cháu quý tộc. Vì bà tài năng xuất chúng, nên khi bà qua đời, Hoàng đế phong cho bà danh hiệu: “Lương quốc phu nhân”. Tính tình Nhã Chiêu rất thanh cao, nên được quý tộc hoàng cung vô cùng kính trọng. Thời cổ đại, một người phụ nữ có thể truyền thụ kiến thức cho người khác, lại còn giữ chức vị lâu dài, nhận được sự đãi ngộ long trọng từ hoàng thất, thật là xưa nay chưa từng thấy.

5. Người phụ nữ nghèo nhưng thanh cao, chí khí!

Vào thời nhà Tống, có một người tên gọi Tào Tu Cổ, làm quan ở một địa phương. Chẳng may chết trong lúc còn tại nhiệm, nhưng trong nhà rất túng quẫn, vợ ông không có tiền mua quan tài để mang ông về quê an táng.

Đồng liêu và cấp dưới của Tào Tu Cổ nhìn thấy tình cảnh như vậy liền gom góp tiền được 50 vạn quán, đưa cho bà an bài hậu sự cho chồng.

Con gái Tào Tu Cổ khóc mà nói với mẹ: “Phụ thân lúc còn tại thế, đều không nhận của ai một đồng một cắc; giờ chúng ta nhận tiền của những người này, chẳng khác gì làm ô uế mất thanh danh một đời của phụ thân sao!”

Mẹ cô nghe vậy, đành đem tiền trả lại cho mọi người. Những người đó càng muốn bà nhận hơn nữa, nói là muốn để cho cô con gái làm của hồi môn. Con gái Tào Tu Cổ nói: “Giúp an táng phụ thân, lại cho tiền làm của hồi môn, vậy thì con sao có thể nhận được? Con không thể làm thế được!”, cô kiên quyết khước từ hảo ý của họ. Mọi người đều vô cùng khâm phục đức hạnh của những người phụ nữ này.

6. Vợ hiền ngăn cản tội ác, đúng là may mắn lớn của người chồng

Thời nhà Tống, có một người nông dân tên là Thái Thị, chồng cô ngày ngày cùng một nhóm côn đồ lưu manh trong làng phá phách gây rối. Thái Thị nhiều lần khuyên bảo nhưng chồng cô vẫn không thay đổi.

Có một lần, chồng cô đem về rất nhiều tiền và lụa là, Thái Thị biết rõ đó toàn là đồ ăn cắp của người khác, liền nói với chồng: “Hãy mau lập tức đem ra khỏi nhà! Nếu không đem đi, tôi sẽ đi báo quan!”

Chồng cô biết cô là người rất nghiêm minh, bèn lặng lẽ cùng với bọn lưu manh bàn tính lén Thái Thị ra ngoài lại làm những chuyện xấu xa. Không may lại bị Thái Thị phát hiện, cô đuổi theo, gọi lại, trách mắng, khiến những người này từ bỏ làm những chuyện xấu. Chồng cô không nghe, Thái Thị liền lớn tiếng nói: “Nếu chàng không quay về thì giờ tôi sẽ đi nói cho từng người dân làng biết chuyện”. Đám lưu manh thấy cô quá kiên quyết, không còn cách nào phải bỏ đi.

Chồng cô cảm thấy cô thật chướng ngại, vô cùng giận dữ, liền nắm lấy cô đánh một phát, sau đó còn tàn nhẫn đánh đập cô tới mấy lần, nhưng Thái Thị vẫn không thay đổi ý chí. Sau này, sự việc bại lộ, đám lưu manh đều bị kết tội, chỉ có chồng Thái Thị vì thường được Thái Thị ngăn cản, phạm tội không nhiều nên may mắn không bị kết án. Cuối cùng, anh ta cũng hối cải, lần lượt bỏ những thói quen xấu trước kia.

Kỳ thực, rất nhiều người đàn ông phạm tội, đều là do sau lưng họ có một người vợ ham muốn hưởng thụ, yêu thích hư vinh. Nhưng chúng ta quan sát lời nói và hành động của Thái thị, dù phải chịu đựng bạo hành của chồng, nhưng cô vẫn kiên quyết gìn giữ phẩm hạnh, hơn nữa đã cảm hóa được chồng, cuối cùng giúp được chồng cải biến những thói quen xấu. Trong nhà có một người vợ như vậy, thật là hạnh phúc của một người chồng!

7. Dương Thị cũng vô cùng thanh liêm, khiến kẻ hối lộ chỉ biết ngửa mặt lên trời thở dài

Thời nhà Minh, vợ của Diêu Thiên Phúc, Dương Thị, là người tính tình chính trực, vô cùng liêm khiết. Diêu Thiên Phúc làm quan Ngự sử Giám sát, trong nhà chỉ có mấy thưng gạo xấu. Sau đó làm đến chức Án sát sử (Trưởng quan tư pháp một tỉnh), chuyên giám sát những tham quan ô lại.

Một lần, ông giám sát một người tên là A Lí Hải Nha, có nghi ngờ về tham ô. A Lí Hải Nha sai người mang đến rất nhiều tiền vật tặng cho Dương Thị, hy vọng Dương Thị có lời nói giúp với chồng, để Diêu Thiên Phúc không làm lớn chuyện.

Không ngờ Dương Thị lập tức sai người mang những tiền vật đó đến hiến ty, hơn nữa còn gặp chồng mà nói: “Ông hạch hỏi tội A Lí Hải Nha, ông ta giờ lại đem tiền vật hối lộ tôi, tôi càng sao có thể nhận mấy thứ đồ hối lộ đó chứ?”. Chuyện này, cũng được hiến ty truyền đến tai của A Lí Hải Nha, ông ta chỉ biết thở dài và nói: “Ta chỉ biết chồng là Diêu Thiên Phúc rất thanh liêm, chứ nào đâu biết được cả vợ của Diêu Thiên Phúc lại cũng liêm chính như vậy ư?”.

Lại có một chuyện nữa: lúc đầu, Diêu Thiên Phúc giám sát một viên quan tên là A Hợp Mã. A Hợp Mã từng phái người bắt cóc Diêu Thiên Phúc, muốn sát hại ông ta. Dương Thị liền chạy đến hiến ty, nói với quan chủ sự ở đó: “Giờ đây có tên gian thần muốn giết hại người chính trực, ngài (quan chủ quản hiến ty) lại không nghe không thấy, vậy luật pháp Đại Minh còn ở đâu chứ?”, quan chủ quản bị lời bà nói làm cho cảm động, cùng viết một thư thỉnh cầu lên triều đình, Diêu Thiên Phúc nhờ đó mới thoát khỏi miệng cọp. Sau này, hạch hỏi tội A Lí Hải Nha, Dương Thị lại đem tiền vật A Lí Hải Nha biếu tặng bà, đem đến hiến ty, bà làm cho kẻ hối lộ không cách nào xử trí được, chỉ biết ngửa mặt lên trời thở dài. Đủ thấy được bà chính là một người chính trực, liêm khiết.

Tác giả: Trình Thực

MaiMai@bocau.net
Dịch từ Zhengjian.org