Khi bắt tay vào bất cứ việc gì, dù không biết nó có thành công hay không, nhưng một yếu tố dường như không thể thiếu trên hành trình của bạn chính là “thật lòng mong muốn”. Đôi khi bạn bất giác cảm thấy chán nản vì không đạt được một mục tiêu hay những khó khăn trong cuộc sống ngăn trở, hy vọng những câu chuyện sau đây sẽ tiếp thêm động lực cho bạn.
1. Lòng mong muốn học tập của Antonio di Marco Magliabechi:
Antonio di Marco Magliabechi là người sống cùng thời với Spinoza, Christopher Wren, Issac Newton và Leibniz. Ông sinh ngày 29 tháng 10 năm 1633 tại Florence, quê hương của Leonardo da Vinci. Do cha mẹ quá nghèo nên ông không được học hành gì và phải học việc tại một cửa hàng bán trái cây trong vùng khi tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng ông rất yêu thích việc học, nên dù không biết chữ ông vẫn dành thời gian rảnh ở cửa hàng để cố gắng đoán hiểu nội dung trong các tờ báo và tạp chí gói hàng.
Trong số khách thường lui tới cửa hàng có một người là chủ hiệu sách địa phương. Người này chú ý đến chàng trai đang mải mê đọc các ký tự lạ lùng trước mặt. Hỏi ra mới biết, anh không biết chữ nhưng lại có trí nhờ phi thường, và thế là ông quyết định đưa anh về hiệu sách của mình. Gần như tức thời, Magliabechi có thể nhận biết, nhớ, nhận dạng được tất cả các sách. Với sự giúp đỡ của người chủ hiệu sách, Magliabechi cuối cùng cũng đã học đọc đúng cách rồi bắt đầu kết hợp khả năng đọc vừa học được với những kỹ thuật nhớ phi thường, giúp anh có thể nhớ trọn vẹn gần như mọi thứ đọc được (gồm cả dấu chấm câu).
Một tác giả cảm thấy hoài nghi nên quyết định thử tài đọc nhanh và trí nhớ đang bắt đầu nổi tiếng của Magliabechi, bằng cách đưa cho anh xấp bản thảo mới mà anh chưa từng xem qua rồi bảo anh cứ đọc cho vui. Magliabechi đọc hết bản thảo với tốc độ đáng kinh ngạc và trả lời lại gần như ngay lập tức với lời khẳng định rằng anh đã xem trọn vẹn. Ít lâu sau, vị tác giả kia giả vờ làm mất bản thảo và hỏi Magliabechi xem anh có thể giúp ông ta nhớ lại phần nào nội dung không. Trước sự ngạc nhiên của vị tác giả này, Magliabechi đã viết ra toàn bộ cuốn sách, không sót một từ hay dấu chấm câu nào, giống hệt như sao lại từ bản gốc.
Theo thời gian, Magliabechi đọc ngày càng nhanh hơn cũng như nhớ được nhiều sách hơn. Cuối cùng, anh nổi tiếng về tốc độ đọc và tiếp thu kiến thức đến mức chuyên gia trong tất cả các ngành đều đến học đồng thời nhờ anh cho biết những tài liệu gốc liên quan đến lĩnh vực của họ. Với bất kỳ câu hỏi nào, Magliabechi cũng trả lời bằng cách trích dẫn nguyên văn từ các cuốn sách mà anh đã đọc và tự động nhớ. (Trích Sách dạy đọc nhanh của Tony Buzan)
Việc không được học hành của Magliabechi không ngăn cản được lòng mong muốn học tập của ông. Sự thành tâm học tập thúc đẩy tận dụng mọi cơ hội có thể để học tập, thậm chí trông có vẻ rất buồn cười là đoán hiểu nội dung của những tờ báo và tạp chí trong khi mình không hiểu ký tự viết. Thế nhưng, chính niềm đam mê ấy đã giúp ông có được khả năng phi thường “đọc nhanh như chụp ảnh” và trở thành một học giả nổi tiếng
2. Ước mơ thuở bé của David Copperfield
David Copperfield là một nhà ảo thuật nổi tiếng trên thế giới với những màn ảo thuật đặc sắc như đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành, làm biến mất tượng Nữ thần Tự do, và vô vàn buổi diễn ảo thuật khác,… Ông không chỉ giỏi ảo thuật, mà rất giỏi tương tác với khán giả qua những câu chuyện. Và biết cách truyền cảm hứng cho khán giả từ những câu chuyện của mình.
Trong màn biểu diễn tuyết rơi. Ông kể về giấc mơ và niềm tin thời thơ ấu của ông đã ảnh hưởng đến cuộc đời ông như thế nào:
Một màn biểu diễn rất ấn tượng truyền đến bạn thông điệp: “Biết rằng bạn có đức tin và đủ lòng mong muốn, không gì là không thể”.
3. 9 năm cầu đạo của Tôn Ngộ Không
Ai từng xem Tây Du Ký sẽ không thể quên hình ảnh Mỹ Hầu Vương, vì đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao khỉ trong đàn lại chết, tại sao một sinh mệnh phải trải qua sinh lão bệnh tử”, đã quyết tâm một lòng cầu Đạo. Hầu Vương đã dùng tre kết bè vượt qua hai cửa biển, trèo non lặn lội hơn chín năm trời mới tìm đến được nơi cần đến. Khó khăn so với việc cùng Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng không kém là bao. Rồi khi gặp được Tổ Sư, được đặt tên họ là “Tôn Ngộ Không”, thì cũng mất bảy năm trời nữa để học nghi lễ, cách ăn ở, lối cư xử, quét trước dọn sau, tưới hoa nhổ cỏ. Sau cả chục năm trời gian nan khổ cực, Ngộ Không mới được Tổ Sư truyền cho Đạo thật sự.
Tất nhiên đây chỉ là một câu chuyện, nhưng câu chuyện ấy ẩn chứa những ý nghĩa sâu xa. Ví như việc Tổ Sư “đập bàn hét lớn”, “gõ óc ngộ không ba cái, chắp tay sau lưng quay vào phòng đóng cửa”, đều là ẩn ý cho Ngộ Không. Thông điệp từ bộ phim rất nhiều, nhưng trong đó yếu tố kiên trì, không bao giờ từ bỏ cũng là điều không thể thiếu và đã giúp họ đến được nơi mình muốn, và có được thứ mình cần.
Có trải qua gian khổ thì mới trân quý những gì mình có được, chỉ với sự thành tâm chuyên cần học tập thì người ta mới có thể thành công.
Hy vọng trong những gian khổ của cuộc sống để tìm chân lý. Các bạn sẽ giữ được niềm tin và hy vọng của mình vào những gì tốt đẹp. Hy vọng những câu chuyện trên sẽ truyền thêm cảm hứng cho các bạn.
(Phúc Long sưu tầm và chỉnh lý)