Một cậu bé tên là Dalawong ở Thái Lan, 3 tuổi, khi lần đầu tiên gặp người quen của cha là ông Hiew, đã biết rất chi tiết về cuộc đối đầu giữa Hiew với một con rắn. Và làm sao cậu bé biết được điều này, nó vẫn còn là điều bí ẩn.
Trong khi đó, Dalawong khẳng định, cậu biết được điều này do kiếp trước của cậu là một con rắn. Cậu bé kể rằng, khi cậu đang ở hang động thì gặp hai con chó. Cậu đã phải chiến đấu với hai con chó này trước khi đối mặt với chủ của chúng là Hiew. Hiew đã giết chết con rắn. Những chi tiết này đều được Hiew xác nhận. Dalawong nói rằng sau khi cậu qua đời, cậu thấy người cha hiện tại của mình đã ăn một miếng thịt của con rắn này. Đúng là cha cậu bé đã ăn một miếng thịt của con rắn Hiew giết vào thời điểm đó, trước khi sinh ra Dalawong.
Dalawong chạm vào vai Hiew và nói rằng Hiew đã bị con rắn cắn tại đây. Điều này cũng là sự thật vì có một vết sẹo trên vai ông do rắn cắn.
Mặc dù Dalawong ban đầu cảm thấy khó chịu với Hiew, nhưng cậu bé đã tha thứ cho ông. Theo Dalawong, việc giết một con rắn là tốt vì Hiew đã giải thoát cho cậu ấy khỏi đau khổ đó. Cũng chính vì điều này mà cậu bé hình thành thói quen giết rắn, cậu cảm thấy đó là một việc tốt. Cũng rất tình cờ, Dalawong lúc được sinh ra, da cậu cũng có vảy giống vảy rắn.
Trường hợp này đã được Francis Story điều tra, ông là một cộng tác viên của cố Tiến sĩ Lan Steveson, một nhà nghiên cứu tâm thần học và luân hồi tại Đại học Virginia. Người kế nhiệm của Tiến sĩ Stevenson về việc nghiên cứu luân hồi là Tiến sĩ Jim Tucker đã kể lại trường hợp này trong cuốn sách của ông: “Sự tái sinh: Các trường hợp bất thường của những đứa trẻ nhớ về tiền kiếp.“
Tucker đã viết: “Tôi từng có cảm giác giống bạn bây giờ, những chi tiết trong câu chuyện quá sức chịu đựng của đầu não, và nó khó có thể được chấp nhận. Tôi thừa nhận là đối với trường hợp này, tôi có phương pháp tiếp nhận của riêng mình“. Thậm chí ngay cả đối với những người tin vào thuyết luân hồi từ người thành người, họ cũng rất khó chấp nhận ý tưởng sự luân hồi từ động vật sang người. Tiến sĩ Tucker cho biết ông đã nghe về các trường hợp những đứa trẻ khác nói rằng chúng nhớ kiếp trước là động vật, mặc dù những trường hợp này rất hiếm trong hàng nghìn bản ghi chép của ông và Tiến sĩ Steveson về ký ức tiền kiếp.
Ông cũng đưa ra một ví dụ khác về trường hợp động vật đầu thai. Đó là một cậu bé người Mỹ tên là Peter đã được cho một cái vòng cổ làm bằng kẹo, nó dường như đã kích hoạt một ý nghĩ hay ký ức từ tiền kiếp. Peter cho biết cậu “nhớ” khi mình là một con tinh tinh tại vườn thú, một đứa bé đã ném chiếc vòng cổ bằng kẹo vào đầu của cậu. Cậu không biết làm gì với chiếc vòng cổ, do đó cậu đã ném trả lại. Cậu cũng kể chi tiết với mẹ về cách cậu bị bắt và được mang đến sở thú.
Tucker viết: “Mặc dù tôi có thể tin rằng một con tinh tinh có thể có trí nhớ về chiếc vòng cổ bằng kẹo, tôi chắc chắn không tin một con rắn sẽ nhớ chi tiết về một địa điểm cụ thể và một loạt các sự kiện, và vài năm sau có thể dễ dàng nhận ra người đàn ông là kẻ thù của nó. Đó là sự thật, tôi không biết những gì xảy ra trong tâm trí của một con rắn, nhưng điều đó không vượt qua được sự ngờ vực của tôi“.
Tucker đã được thuyết phục rằng luân hồn là tồn tại, rằng linh hồn tồn tại trong cơ thể, sau khi nghiên cứu nhiều trường hợp trong đó rất nhiều chi tiết của ký ức tiền kiếp đã được xác minh, các chi tiết khó tin đã được xác minh, ông cho biết rằng, gia đình và những đứa trẻ rõ ràng không có làm giả nó. Tucker tự hỏi liệu Dalawong có nhận được thông tin về cuộc đối đầu với con rằng bằng cách nào đó, một cách bí ẩn nào đó, nhưng không nhất thiết liên quan đến việc một con rắn tái sinh thành con người.
Đối với các nhà khoa học Tây Phương nói riêng và giới khoa học nói chung, luân hồi là điều gì đó còn khá xa lạ dù không ít người nghiên cứu từ rất lâu. Trong khi đó, các thuyết của Phật gia từ hàng nghìn năm qua đã khẳng định sự tồn tại của luân hồi, trong đó còn đề cập đến 6 ngã luân hồi, tức đời này là người đời sau là động vật, tùy theo nghiệp lực luân báo.
Bên cạnh đó thuyết Phật gia cũng nói rằng, vạn vật đều có linh, nên việc con rắn có thể hiểu và nhớ lại các sự việc xảy ra là chuyện không có gì là lạ. Mặt khác, trí nhớ này hoạt động theo cơ chế mà khoa học không thể nào nghiên cứu và khám phá được dù có dùng đến công cụ tối tân nhất.
Vậy liệu có phải Phật Pháp là một môn khoa học cao minh hơn cả khoa học mà con người thừa nhận hiện nay?
Thanh Phong dịch từ The Epoch Times