Tinh Hoa

Cảm giác bị điện giật khi chạm vào tay nắm cửa – Có thể là dấu hiệu bệnh lý

Bạn có thường bị điện giật khi chạm tay vào nắm cửa văn phòng không? Thậm chí ai đó sờ vào mình cũng bị “giật tung người”.

Một bà mẹ trên webtretho chia sẻ về việc mình cảm thấy khó chịu vì mỗi khi chạm vào tay nắm cửa là có cảm giác như bị điện giật, ngoài ra bạn bè khi chạm vào người cô cũng cảm giác như cơ thể cô đang tích điện. Chia sẻ này nhận được nhiều sự quan tâm và đồng cảm từ những người cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng trên, liệu nó có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Câu hỏi này nhận được cảnh báo từ các chuyên gia: Hãy thận trọng khi cơ thể thường xuyên xảy ra “phản ứng tích điện”, điều đó cho thấy cơ thể bạn đang ở trong một tình trạng thiếu oxy thời gian dài do mệt mỏi quá sức!

Hãy cùng tìm hiểu …

Nếu cơ thể thường xuyên có triệu chứng tĩnh điện, điều đó cho thấy thân thể bạn đang ở tình trạng thiếu oxy mãn tính. (Ảnh minh họa: Internet)

Vậy tại sao tình trạng thiếu oxy lại gây nên phản ứng tĩnh điện?

Bác sĩ nha khoa – ông Dương trong cuốn sách nổi tiếng “Một ống hút chứa khí chữa bách bệnh” cho biết:

“Khi cơ thể phải làm việc quá tải, tình trạng thiếu oxy kéo dài trong một thời gian, điện tích dương (+) trong cơ thể quá nhiều, một khi tiếp xúc với kim loại (có các electron tự do mang điện tích âm), thì điện tích dương sẽ bị hút và xuất hiện dòng điện. Nó sẽ tạo ra điện dẫn đến phản ứng tĩnh điện.

Không chỉ như vậy, những người trong một thời gian dài thiếu dưỡng khí thường có xu hướng mắc các bệnh về cao răng.

Do tác dụng phụ của tĩnh điện nên bụi bẩn sẽ tích tụ dễ dàng trên răng và nướu.

Bệnh nha chu là tình trạng thiếu oxy giữa nướu răng và nướu rãnh, dẫn đến xuất hiện vi khuẩn kỵ khí. Nếu bạn không giải quyết vấn đề thiếu oxy trước thì sẽ rất khó để cải thiện”.

Tình trạng thiếu oxy và phản ứng tĩnh điện có liên quan gì?

Ty thể là một trung tâm sản sinh ra năng lượng của tế bào, thực hiện chức năng hô hấp tế bào. Có thể ví nó như một máy phát điện tí hon, luôn phát ra các dòng điện sinh học để duy trì sự sống. Thế nên các bác sĩ có thể ghi điện tim hoặc điện não để chẩn bệnh.

Tuy nhiên, các dòng điện đó rất nhỏ, nên ta không cảm nhận được. Chỉ một số người luyện tập các công năng đặc dị, chẳng hạn khí công, mới có thể tạo ra các dòng điện đủ lớn để người khác cảm nhận được khi chịu tác động.

Ty thể được bao bọc bởi vỏ gồm: màng ngoài và màng trong. Màng trong và màng ngoài có cấu trúc của một màng cơ bản gồm các lớp protein và lipid xen kẽ nhau.

Trên vách ngăn ở màng trong hình thành nên những mấu lồi có dạng hình nấm, người ta gọi chúng là oxysome. Oxysome chứa nhiều enzyme thuộc chuỗi vận chuyển electron. Qua chu trình vận chuyển này, các electron được chuyển từ bản thể oxy hóa tới O2 của không khí để tạo thành H2O.

Khi tình trạng thiếu oxy đến một giai đoạn, sẽ dẫn đến sự xáo trộn làm mất cân bằng điện tích, điện tích âm tích tụ bên trong ty thể, bên ngoài tích nhiều điện dương. Khi đó các protein tích điện dương và xảy ra sự phân cực, các tế bào bắt đầu dính dính thành mô.

Đối với tế bào hồng cầu trong máu hấp thụ với nhau, nhìn dưới kính hiển vi, trông giống như ruột già. Hồng cầu bình thường có dạng đĩa lõm, mục đích để tăng diện tích tiếp xúc với oxy.

Tuy nhiên, do điện tích dương quá mức dẫn đến bản chất các tế bào máu cấu tạo chủ yếu là protein sẽ dính lại với nhau, làm giảm đáng kể khả năng vận chuyển oxy. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng hấp phụ tĩnh điện”.

Người có máu mang tính axit là biểu hiện tình trạng thiếu oxy. Từ ngón tay của bệnh nhân có tính axit chích một giọt máu, xem nó dưới kính hiển vi phát hiện, các tế bào hồng cầu thường dính lại với nhau.

Điều đó nói lên rằng, người máu mang tính axit thường trong tình trạng thiếu oxy. Môi trường axit đại biểu cho điện tích dương nhiều và tích tụ lại. Sản sinh tác dụng phụ hấp thụ tĩnh điện.

Máu cũng như vậy, điện tích dương dư thừa làm cho hồng cầu sản xuất tĩnh điện dẫn đến phản ứng phụ. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi hồng cầu tập hợp lại.

Khi sản sinh ra các phản ứng tĩnh điện thì nên làm thế nào

Bác sĩ Dương cho rằng, lúc này trước tiên nên đi ra ngoài trời dùng tay chạm đất, sau đó khi trở lại chạm vào cùng một thứ như trước. Bởi vì điện tích dương dư thừa đã bị đẩy trên mặt đất. Vì vậy, sẽ không có thêm phản ứng tĩnh điện nào xảy ra.

Hiện tượng tĩnh điện có thể là bình thường nếu bạn không quá lo lắng, xem đó như một trải nghiệm thú vị mỗi khi chúng ta cần “lấy câu chuyện làm quà”.

Tuy nhiên nếu cơ thể thường xuyên xảy ra phản ứng tĩnh điện. Bạn cũng nên lưu tâm, hãy chắc chắn kiểm tra càng sớm càng tốt, liệu có phải bạn đã bị thiếu oxy trầm trọng.

Nhẫn Đông tổng hợp