Gần 90 tuổi, bà Điền Hoa vẫn phải còng lưng gánh vác gánh nặng gia đình khi 4 người thân trong nhà lần lượt mắc bệnh ung thư. Tình cảnh này phải chăng liên quan với vai diễn Hỷ Nhi trong phim Bạch Mao Nữ, bộ phim đã “lường gạt” vô số thế hệ người dân Trung Quốc?
Gần đây thông tin “cả nhà 4 người của Bạch Mao Nữ đều mắc bệnh ung thư” đã truyền rộng trên các giới truyền thông Trung Quốc. Bạch Mao Nữ hay cô gái tóc trắng là bộ phim truyền hình được nhiều người Trung Quốc biết đến, trong đó Điền Hoa đóng vai “Hỷ Nhi”, từng nhận được vô số giải thưởng. Năm nay bà đã 87 tuổi.
Dương Tiêu – cháu nội của bà nói rằng, kể từ năm 2008 đến nay, nhà cậu liên tục có 4 người mắc bệnh nan y; cha mẹ, thím ba cho đến ông nội đều lần lượt bị ung thư, khiến Điền Hoa vốn đang ở vào cái tuổi nên được an hưởng tuổi già, phải còng lưng gánh vác gánh nặng gia đình, vất vả ngược xuôi để kiếm tiền.
Thông tin khiến nhiều người suy nghĩ, cả nhà bà Điền Hoa gặp phải tình cảnh này phải chăng là có liên quan tới những việc mà bà đã làm? Bởi văn hóa truyền thống xưa nay luôn dạy rằng: một người làm ác, cả nhà gặp tai ương.
Từ “thành tựu” diễn xuất của bà mà nhìn lại cảnh ngộ hiện nay, người ta khó lòng phủ nhận mối liên hệ. Những độc hại mà bà đã tạo ra đối với người Trung Quốc khó có thể diễn đạt thành lời.
Trong phim “Bạch Mao Nữ”, nhân vật chính là cô gái tên Hỷ Nhi, cô có người yêu là Đại Xuân, cả hai cùng đi ở cho địa chủ Hoàng Thế Nhân. Hoàng Thế Nhân được dựng lên là một tên địa chủ giàu có và gian ác. Toàn bộ tài sản của ông là do bóc lột áp bức nông dân mà có. Thấy Hỷ Nhi là một cô gái xinh đẹp, trẻ trung, Thế Nhân rắp tâm chiếm đoạt trong khi tình yêu của cô với Đại Xuân đang nồng thắm. Không cam chịu, cô phải bỏ trốn lên núi. Sống trong rừng hoang, tóc cô bạc trắng, khiến ai nhìn thấy cũng hoảng sợ, gọi là Bạch Mao Tiên Cô (cô tiên tóc trắng). Đại Xuân không chịu được uất ức, tham gia Hồng quân. Kết thúc phim là cảnh Đại Xuân trên lưng ngựa cùng Hồng quân về giải phóng quê hương. Hỷ Nhi được đón về kết duyên cùng Đại Xuân, còn địa chủ Hoàng Thế Nhân bị đem trói lại cho nông dân đấu tố kể tội.
Trên thực tế, tác phẩm “Bạch Mao Nữ” hoàn toàn là tác phẩm có nội dung bịa đặt, điên đảo thị phi. Nhân vật Hỷ Nhi không hề tồn tại, mà chỉ là được biên tạo để khuếch trương thù hận và cường điệu hóa cái gọi là đấu tranh giai cấp. Và “Bạch Mao Nữ” đã trở thành một công cụ tuyên truyền “sắc bén” cho công cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Trung Quốc thời bấy giờ.
Xem thêm: Sự thật về Bạch Mao Nữ: Nhiều thế hệ Trung Quốc đã bị lừa
Xã hội nông thôn Trung Quốc trước khi ĐCSTQ nắm quyền vốn dĩ thuần phác, giản dị, an hòa. Địa chủ cũng là nông dân, chỉ khác biệt ở chỗ họ có đất đai, còn những người nông dân nghèo làm thuê cho ông chủ để duy trì cuộc sống, hai bên là quan hệ nương tựa vào nhau để tồn tại. Hơn nữa trong một quá trình nhất định hai bên còn có thể thay đổi qua lại, nếu như địa chủ chi tiêu hoang phí, cũng sẽ dùng hết số tài sản trong nhà; người nông dân cần kiệm chăm lo việc nhà cũng có thể mua lại ruộng đất của địa chủ.
Nhưng khi ĐCSTQ lên nắm quyền, họ đã cướp đoạt hết thảy mọi thứ của người nông dân, trước tiên là cướp hết đất đai, sau là chụp cái mũ “địa chủ” lên đầu họ. Số ruộng đất cướp được chia cho những người nông dân nghèo để mua chuộc lòng người. Tuy nhiên chẳng được mấy năm, nhà cầm quyền lại làm ra cái gọi là tổ đổi công, hợp tác xã, công xã nhân dân…, quay vòng như vậy, cuối cùng đất đai đều lọt hết cả vào trong tay của ĐCSTQ.
Mục đích của ĐCSTQ là cướp đoạt ruộng đất, thủ đoạn được dùng là mượn tay nông dân nghèo “diệt” nông dân giàu, kích động thù hận. Khi đả kích địa chủ, Bạch Mao Nữ đã trở thành đại biểu gieo rắc thù hận nặng nề trong tâm khảm người dân Trung Quốc, trở thành cái cớ để họ đấu tố, giết hại lẫn nhau. Vào thời đó, con tố cáo cha, học trò ra sức phỉ báng thầy cô.
Sau khi gieo rắc độc hại lên người dân Trung Quốc, hình tượng Bạch Mao Nữ đã đi sâu vào lòng người, hiện nay không ít thế hệ người già khi nhắc đến ca từ trong “Bạch Mao Nữ” thì lập tức có thể hát một mạch. Điều này cho thấy, độc hại mà nó mang đến sâu đến nhường nào.
Điền Hoa đóng vai Bạch Mao Nữ càng đạt, thì tác hại mà bà mang lại cho người Trung Quốc càng lớn. Số địa chủ bị ĐCSTQ làm hại, bị đấu tố và đánh chết nhiều không đếm xuể. Chỉ vì cái mũ “địa chủ” chụp lên mà khiến cho hàng mấy thế hệ phải sống trong cảnh áp bức và lăng nhục ở tầng đáy của xã hội. Thử hỏi Điền Hoa có thể thoái thác trách nhiệm tội lỗi đã phạm phải hay không?
Hẳn là mọi người đều sẽ nói rằng đó chỉ là một vai diễn, là một tất yếu của thời cuộc, và ai có thể vượt qua khỏi thời cuộc của lịch sử? Đúng vậy, con người không thể vượt qua thời đại được. Nhưng có một nguyên lý không thể thay đổi rằng, chuyện xấu xa mà bản thân đã làm, bất kể là chỉ vì nhận được chỉ thị của ai, lúc đó có phải là bị dối gạt hay không, thì suy cho cùng chuyện xấu đó cũng là chính bản thân mình đã làm.
Đã làm chuyện xấu rồi có thể không hoàn trả được sao? Cả nhà bốn người của Điền Hoa mắc phải căn bệnh ung thư, liệu có phải chăng là quả báo cho việc tiếp tay gạt người của bà?? Sự việc này không khỏi khiến chúng ta phải suy ngẫm về “Nhân quả báo ứng” trong đời.
Cảnh ngộ mà cả nhà bà Điền Hoa gặp phải thật khiến người ta không khỏi xót xa. Mong sao cả nhà họ có thể sớm nhìn rõ bản chất thật sự của vai diễn Hỷ Nhi, sự dối trá độc hại của Bạch Mao Nữ trong quá khứ.
Tiểu Thiện, dịch từ Epochtimes