Tinh Hoa

Bí quyết trường thọ nhờ dưỡng sinh của danh y Tuệ Tĩnh và môn tập cho cuộc sống hiện đại

Quan niệm y học cổ truyền lấy phòng bệnh làm điều cốt yếu để làm chủ sức khỏe. Giữ gìn vệ sinh, ăn uống điều độ, tập luyện đều nhằm nâng cao tố chất thân thể để phòng tránh mọi bệnh tật.

Dưỡng sinh để phòng và chữa bệnh đã được các danh y dùng từ lâu đời. (Ảnh: Internet)

 

Bệnh tật là một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của con người. Một trong những mong muốn của con người là có sức khỏe tốt, tránh xa được mọi bệnh tật.

Tuy nhiên, có một nghịch lý là nhiều người lại không biết làm cách nào để tránh xa chúng. Tình trạng phổ biến của người Việt là chỉ khi bệnh nặng xảy ra rồi mới nghĩ đến việc chạy chữa khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.

Thực ra, khi có những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang mang bệnh thì đồng nghĩa với việc bệnh đã gây ra những rối loạn về tinh thần và tàn phá thể chất của con người, tức là đã gây ra những tổn thất về sức khỏe, thậm chí là đời sống bị thu ngắn lại.

Trong khi đó, nhìn về quá khứ, y học cổ truyền của Việt Nam ta nói riêng và của châu Á nói chung đều đề cao việc ngăn ngừa bệnh hơn là để bệnh xảy ra rồi mới trị bệnh. Từ xa xưa, các bậc tiên hiền đã sáng tạo ra nhiều phương pháp dưỡng sinh giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

Trong đó, phải kể đến phương pháp dưỡng sinh giúp con người sống trường thọ của danh y Tuệ Tĩnh. Theo vị danh y này, dưỡng sinh trường thọ có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn, người tập phải thực sự kiên trì trong việc luyện tập.

Một buổi tập dưỡng sinh của Hội người cao tuổi tỉnh Sóc Trăng.

Cân bằng giữa âm dương và vũ trụ

Theo danh y Tuệ Tĩnh thì dưỡng sinh căn cứ vào hình thức có thể phân thành 3 loại: Dưỡng sinh sinh hoạt, dưỡng sinh tự nhiên và dưỡng sinh kỹ thuật. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ:

Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình

Các cụ già Việt Nam tập dưỡng sinh để rèn luyện thân thể. (Ảnh: Internet)

Nếu căn cứ vào mục đích có thể phân thành hai loại: Dưỡng sinh thông thường và dưỡng sinh chuyên biệt. Nhưng dù phân loại theo cách nào thì nội dung cơ bản của phương pháp dưỡng sinh trường thọ cũng gồm ba vấn đề: Kiện thân, dưỡng tâm và mỹ dung.

Dưỡng sinh kiện thân (hay còn gọi là dưỡng thân) sử dụng các phương pháp cần thiết để cho da dẻ sáng láng, cơ nhục, tay chân rắn chắc, ngũ quan linh lợi, bên trong tạng phủ khoẻ mạnh, kinh mạch lưu thông, khí huyết sung túc. Để đạt được điều này, ba vấn đề quan trọng nhất cần thực hành là việc ăn uống khôn ngoan, dùng thuốc hợp lý và vận động tập luyện đúng cách. Ăn uống là điều kiện cơ bản để duy trì sự sống và quá trình sinh trưởng, phát dục của cơ thể nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ, cân bằng, điều độ và vệ sinh.

Dùng thuốc để cường thân ích thọ là việc nên làm, song theo phép dưỡng sinh trường thọ thì phải “biện chứng thi trị”, nghĩa là phải căn cứ vào đặc điểm thể chất và tình hình sức khoẻ bệnh tật cụ thể của mỗi người mà lựa chọn và dùng thuốc cho phù hợp, cơ thể thiếu cái gì thì bù đắp cái đó, không được sử dụng vô độ, bừa bãi.

Cơ thể con người cũng cần vận động và tập luyện thường xuyên thì mới mong có được sức khoẻ và trường thọ. Tuy nhiên tập luyện có rất nhiều cách. Mỗi cách lại có những ưu, nhược điểm riêng. Bởi vậy, người luyện tập phải biết lựa chọn một cách thông minh và có hướng dẫn chu đáo thì mới đạt được hiệu quả theo ý nguyện.

Bên cạnh việc dưỡng thân thì dưỡng tâm (hay còn gọi là dưỡng thần) cũng là yếu tố quan trọng trong dưỡng sinh trường thọ. Dưỡng tâm nghĩa là sử dụng các biện pháp cần thiết để điều hòa đời sống tinh thần, tình cảm, cốt sao đạt được sự ổn định và cân bằng. Theo y học cổ truyền, “thần” là một trong ba thứ cực kỳ quan trọng (tam bảo) của nhân thể cùng với “tinh” và “khí”.

Vả lại, một trong những quan điểm cơ bản của y học cổ truyền phương Đông là “hình thần hợp nhất”, nghĩa là giữa thể xác và tinh thần luôn có một mối quan hệ biện chứng hết sức mật thiết. Cho nên, muốn cho thân thể cường tráng và trường thọ thì nhất thiết phải chủ động xác lập cho được một đời sống tinh thần khoẻ mạnh. Nói như danh y Tuệ Tĩnh là phải “thanh tâm”, “quả dục” để “tồn thần”.

Còn mỹ dung có nghĩa là sắc đẹp và làm đẹp nhưng ở đây phải hiểu mỹ dung không chỉ giới hạn ở khuôn mặt và hình hài bên ngoài mà điều quan trọng là phải tạo được cái đẹp có tính tự nhiên và chỉnh thể, đẹp cả trong lẫn ngoài, cả thể xác và tâm hồn. Trong mỹ dung dưỡng sinh cổ truyền phương Đông, điều đó có nghĩa là phải tuân thủ triệt để nguyên tắc “hình thần kiên cố, nội ngoại đồng trị”.

Sở dĩ cần làm như vậy là vì: Muốn đạt được mục đích làm đẹp thì nếu chỉ bảo dưỡng vùng mặt chưa đủ mà phải làm cho công năng tạng phủ điều hoà, kinh mạch vận hành thông suốt, khí huyết toàn thân vượng thịnh thì không những chỉ riêng bộ mặt mà dung mạo toàn thân cũng toát lên vẻ đẹp tự nhiên và bền vững.

Nói về tác dụng của các phương pháp dưỡng sinh, lương y Nguyễn Huy (Chủ nhà thuốc Phúc Lộc Thọ) cũng cho biết: “Dưỡng sinh là phương pháp rất tốt cho sức khỏe. Chúng giúp con người phòng tránh và đẩy lùi nhiều bệnh tật như: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Các phương pháp dưỡng sinh đều hướng tới việc giữ gìn và nâng cao nguyên khí giúp tăng cường thể chất và nâng cao tuổi thọ”. 

Theo lương y Nguyễn Huy thì cơ sở khoa học của dưỡng sinh phương Đông là giúp người khỏe mạnh, giữ được cân bằng âm dương trong cơ thể với môi trường và vũ trụ. Tuy nhiên trong vận động dưỡng sinh cần chú trọng cả vận động cơ bắp và vận động tinh thần. Có nghĩa là, người tập cần biết kết hợp dưỡng cả tâm.

Môn khí công cho cuộc sống hiện đại

Trong những thập niên gần đây xuất hiện nhiều môn khí công trở thành phong trào, nhưng trong đó Pháp Luân Công là môn tập được nhiều người thực hành nhất vì lợi ích to lớn về sức khỏe và tinh thần, nó cũng hoàn toàn phù hợp với những đặc điểm về dưỡng sinh mà các danh y thời xưa đúc kết.

Pháp môn bao gồm tu luyện cả tâm lẫn thân (tính mệnh song tu). Tu “tâm” chính là tu “tâm tính”, lấy “Chân – Thiện – Nhẫn” làm tiêu chuẩn chỉ đạo cuộc sống hàng ngày, nâng cao phẩm chất đạo đức của người tu luyện; luyện “thân” chính là thông qua 5 bài công pháp để đạt được mục đích chữa bệnh khỏe người, kéo dài tuổi thọ.

Nguồn của nó cũng là công pháp có nguồn gốc cổ xưa, được đơn truyền qua các thời đại. Từ năm 1992, Ông Lý Hồng Chí hướng công khai truyền thụ Pháp Luân Công ra toàn xã hội, số lượng người tu luyện tăng lên nhanh chóng. Theo điều tra của Chính phủ Trung Quốc vào đầu năm 1999, tại Trung Quốc Đại Lục có từ 70 tới 100 triệu người đang tu luyện Pháp Luân Công. Hiện nay, Pháp Luân Công đã truyền đến hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2009), trong đó có Hồng Kông, Đài Loan, các quốc gia Châu Á khác, Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Úc.

Sư Phụ Lý mở lớp truyền Pháp trong 2 năm đầu, sau đó các đệ tự tình nguyện hướng dẫn cho mọi người thông qua các video và sách của Sư Phụ để truyền rộng môn tập. Thậm chí người có thể tự tìm hiểu thông qua các tài liệu được đăng tải trên mạng chính thống của Pháp Luân Đại Pháp.

Chính vì thế việc học Pháp Luân Công là hoàn toàn tự nguyện, miễn phí và nhiều người có duyên tìm đến. Bạn có thể nhìn thấy một nhóm học viên ở các công viên cùng nhau tập các động tác nhẹ nhàng và chẫm rãi trong nền nhạc êm tai vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối.

Video: Pháp Luân Đại Pháp – Lời giải cho cuộc sống

Nhẫn Đông