Những phát hiện khảo cổ không những đưa đến cho chúng ta nghi vấn mới, mà còn thúc đẩy nhân loại kiểm tra tính đúng đắn về sự hiểu biết của mình đối với lịch sử một lần nữa, và chân chính nhìn lại nguồn gốc của con người.
Lịch sử cho chúng ta biết nhà thiên văn học Galileo Galilei người Ý đã phát minh ra kính viễn vọng hơn 300 năm trước, mở ra bước cơ bản nhất cho nhân loại trong việc quan sát các thiên thể. Tuy nhiên, hình người được khắc họa trên đá trong Bảo tàng Ica ở Peru được ước tính đã có cách đây ít nhất 500 năm. Anh ta cũng đang nhìn bầu trời với kính viễn vọng trong tay, và cùng lúc đó một thiên thạch có đuôi chuẩn bị bay qua đầu anh ta. Vậy vào thời đại này, ai là người đã phát minh ra kính viễn vọng?
Thêm vào đó, có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại của viên đá này. Ông Javier Cabrera, người Peru đã thu thập rất nhiều viên đá loại này. Ngoài các vấn đề thiên văn được miêu tả trên mặt của phiến đá, còn nhiều chi tiết bí ẩn như việc phẫu thuật nội tạng, truyền máu và những người săn khủng long, v.v.
Theo thuyết tiến hóa của Darwin, khủng long đã tuyệt chủng từ 65 triệu năm về trước. Do đó con người chưa từng được tiếp xúc trực tiếp với loài động vật này. Tuy nhiên, nhiều tảng đá Ica lại miêu tả các loài khủng long khác nhau, thậm chí miêu tả con người và khủng long trong cùng một khung cảnh, làm dấy lên nghi vấn phải chăng con người từng chung sống với khủng long trong quá khứ, Giả thuyết này có thể làm lung lay học thuyết Darwin – một lý thuyết vẫn thường được dùng để giải thích lịch sử nhân loại.
Ngành phẫu thuật hiện đại ra đời vào thế kỷ 18. Vậy mà trên nhiều tảng đá Ica, chúng ta có thể bắt gặp các cảnh tượng phẫu thuật hiện đại, với các dụng cụ tương đương (như ống bơm truyền dịch – một phát minh mới ra đời vào thế kỷ 17). Không chỉ vậy, các tảng đá Ica còn cho thấy người cổ đại biết tiến hành phẫu thuật nhiều cơ quan nội tạng khác nhau.
Biên niên sử Tây Ban Nha ghi lại rằng: Những viên đá như vậy được tìm thấy trong các ngôi mộ của người Inca, vì vậy các nhà khoa học ước tính chúng ít nhất có niên đại 500 năm tuổi. Tuy nhiên, từ các hình ảnh con người và khủng long sống cùng nhau được khắc trên các phiến đá, có thể cho thấy nó đến từ một niên đại xa xưa hơn.
Với suy đoán kiểu này, và nhìn vào các viên đá do bảo tàng Ica thu thập được, có lẽ không khó để hiểu làm thế nào bộ tộc Dogon ở châu Phi lại có kiến thức về thiên văn học tiên tiến đến vậy.
Người Dogon sống ở khúc quanh lớn của sông Niger tại miền nam Mali, Tây Phi. Họ sống bằng nghề nông và du mục. Họ không có văn tự, họ dùng miệng để truyền lại tri thức. Trong các giáo lý tôn giáo truyền miệng hơn 400 năm của bộ tộc này, thì mô tả về một ngôi sao mà các nhà thiên văn gọi là Sirius B (Ngôi sao đồng hành của Thiên Lang tinh) hết sức chính xác, khiến các nhà khoa học giật mình cảm thán.
Vì ngôi sao này rất mờ nên không thể quan sát bằng mắt thường. Các nhà thiên văn sử dụng thiết bị quan sát thiên văn công nghệ cao để quan sát rất nhiều lần, nhưng mãi đến thế kỷ 19 mới nhìn thấy nó. Không có công cụ thiên văn nào, nhưng truyền thuyết trong quá khứ của người Dogon nói rằng: Sirius bao gồm một ngôi sao lớn và một ngôi sao nhỏ. Ngôi sao nhỏ có thể tích nhỏ nhưng trọng lượng rất nặng, nó chuyển động quanh ngôi sao lớn theo quỹ đạo hình elip.
Hơn nữa, người già ở Dogon đã vẽ đường đi chính xác của hai ngôi sao trên mặt đất bằng một cây gậy, rất giống với bản đồ đường đi do các nhà thiên văn học hiện đại vẽ ra. Ví dụ về người Dogon cho thấy tổ tiên của họ đã có một mức độ hiểu biết về thiên văn từ rất sớm.
Nhân loại vẫn luôn tự cho mình có trí tuệ siêu phàm, tự biết rõ gốc gác của bản thân và tin tuyệt đối vào “khoa học” hiện nay. Điều này khiến tư duy của một số người trở nên hạn hẹp, không thể hay nói chính xác hơn là không dám tiếp thu nhận thức mới. Khi có ai đó nhắc đến những điều mà họ chưa nhìn thấy hoặc “khoa học” chưa phát hiện ra thì họ lập tức phản bác, nói rằng đó là “mê tín”. Lối tư duy này có thể khiến họ bỏ lỡ rất nhiều điều quan trọng.
Tử Vi (t/h)