Tinh Hoa

Bằng chứng tồn tại của lục địa Lemuria đã mất dưới Ấn Độ Dương

Vào năm 1864, nhà động vật học người Anh Philip Sclater đã nói rằng Madagasca và Ấn Độ ngày nay là phần còn lại của một đại lục địa đã biến mất có tên gọi Lemuria. Các nhà khoa học hiện đại mới tìm ra bằng chứng về sự tồn tại của nó.

Những bằng chứng về một lục địa đã mất ở Ấn Độ Dương

Chúng ta đã nghe nói đến lục địa huyền thoại Lemuria, Mu và Atlantis. Theo truyền thuyết và thư tịch cổ, có một số lục địa trên Trái Đất nay đã không còn nữa, như lục địa Lemuria là vùng đất rộng trải dài từ Ấn Độ đến Australia.

Giống như lục địa Atlantis, vùng đất cổ xưa này đã biến mất và bị nhân loại lãng quên cách đây hàng vạn năm. Trong thế kỷ 19, nhà động vật học người Anh Philip Sclater đã nhắc đến vùng đất bị chìm gọi là Lemuria.

Vào năm 1864, trong cuốn sách nghiên cứu có tên “Những động vật có vú ở Madagasca”, nhà địa chất học người Anh Philip Sclater đã khẳng định Madagasca và Ấn Độ ngày nay là phần còn lại của một đại lục địa đã biến mất có tên gọi Lemuria. Một số nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh, dù lục địa trôi dạt nhưng vẫn có lục địa bị chìm tồn tại trên Trái Đất.

Các nhà khoa học đã khám phá phía đông Australia. Một lục địa rộng 5 triệu m2, không có tuổi. Ngày nay, phần còn lại chỉ là 5% của lục địa trước đây. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao các nhà nghiên cứu trước đây không nhận thấy điều này?

Phần bị chìm nằm dưới Thái Bình Dương và chứa New Zealand cùng lãnh thổ New Caledonia của Pháp nằm bên kia biển.

Lục địa Lemuria được cho rằng từng nối giữa Madagascar, Ấn Độ và Australia, bao phủ Ấn Độ Dương.
 

Vẫn còn bằng chứng nữa về những lục địa bị chìm tồn tại trên Trái Đất. Xem xét vùng đất liền giữa Ấn Độ và Sri Lanka, các nhà nghiên cứu nhận thấy kết cấu địa chất kỳ lạ. Trong eo biển Palk ở Ấn Độ Dương, có một khu vực địa lý đặc biệt, là một dải đất hẹp nối phía nam Ấn Độ với Sri Lanka, gọi là cầu Adam.

Cầu Adam được cho là phần còn lại của cây cầu cổ xưa do con người xây dựng tồn tại trước trận đại hồng thủy. Có lẽ đó là cây cầu đầu tiên trên Trái Đất. Hơn nữa, bức ảnh chụp của NASA cho thấy cây cầu đã sập, một phần bị chìm dưới biển.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Badrinarayanan – cựu giám đốc Viện Khảo sát Địa lý Ấn Độ đã khoan 10 lỗ khoan thẳng hàng dọc cầu Adam và phát hiện ra điều đáng giật mình. Sâu dưới lòng đất 6m, có một lớp vật liệu rắn chắc gồm sa thạch chứa đá vôi, san hô và đá cuội. Họ ngạc nhiên khi thấy một lớp cát mềm dày 4-5m, rồi đến lớp đá cứng.

Một nhóm thợ lặn đã khám phá cây cầu. Họ thấy đá vôi không có đặc điểm của biển cả, mà lấy từ đường đắp cao. Tiến sĩ Badrinarayanan còn nhận thấy bằng chứng sự vận chuyển trong khu vực. Nhóm nghiên cứu kết luận vật liệu được lấy từ bờ biển, được đắp trên đáy cát chứa nước để tạo thành đường đắp cao.

Hình ảnh cầu Adam từ vệ tinh.

Theo các nhà nghiên cứu, do nước lũ dâng cao trong Kỷ Đại Trung Sinh mà lục địa Lemuria bị tách khỏi đất liền. Theo Viện Đại dương học Quốc gia Ấn Độ, cách đây 15.000 năm, nước biển dâng cao khoảng 100m.

Trận đại hồng thủy đó không chỉ làm biến mất cả một lục địa, mà còn làm mất đi cả một nền văn minh cổ đại đã từng tồn tại trên Trái Đất. Từ việc dịch các văn tự cổ, một số nét cơ bản về con người và văn hóa Lemuria được phác thảo.

Người Lemuria cao trung bình 3m. Da của họ biến đổi từ màu  xanh lá cây sang màu xanh da trời tùy thuộc vào mùa trong năm. Khuôn mặt của họ nổi bật với đôi mắt to, 2 mí mắt phía trên và dưới chuyển động giống cánh cửa thang máy khi nhắm hoặc mở mắt.

Người Lemuria không chú trọng vào chủ nghĩa vật chất, thay vào đó, họ chú ý nhiều hơn tới chữa bệnh, nghệ thuật, âm nhạc và tâm linh. Họ sống chan hòa với thiên nhiên và nói tiếng Phạn. Đó là những miêu tả chi tiết về con người từng sống trong nền văn minh Lemuria – nền văn minh cổ xưa nhất mà con người ngày nay còn biết đến.

Một số nghiên cứu cho rằng Lemuria là một quốc gia đạt đến đỉnh cao của văn minh và thịnh vượng vào thế kỷ XIV TCN. Tuy nhiên, nhiều giả thuyết khẳng định Lemuria là một đất nước duy nhất phát triển rực rỡ và ra đời khoảng 78.000 cho đến 20.000 năm trước đây.

Lục địa Lemuria cổ xưa từng nằm giữa Madagascar và Ấn Độ, gần đây được phát hiện thấy dưới đáy Ấn Độ Dương. Theo các chuyên gia, cách đây 3 tỷ năm, lục địa này bao phủ đại dương nằm ở đảo Mauritiu thuộc Tây Phi hiện nay.

Các chuyên gia đi đến kết luận như vậy sau khi phân tích những mảnh khoáng chất nhỏ niên đại 3.000 triệu năm. Trong một số mẫu đá ở đảo Mauritius có ít mảnh khoáng chất đã 3.000 triệu năm tuổi. Từ đó đặt ra câu hỏi: hòn đảo còn non trẻ, gốc tích núi lửa mới 10 triệu năm tuổi, vậy những mẫu đá 3.000 triệu năm từ đâu ra? Vì sao chúng có niên đại lâu như vậy?

Theo các chuyên gia thuộc trường ĐH Witwatersrand (Nam Phi), những mẫu đá 3.000 triệu năm có nguồn gốc từ “lục địa đã mất” nằm dưới đảo. Có phải lục địa này tồn tại cách đây hàng vạn năm hoặc lâu hơn nữa?

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng: Trước đây, đất liền trên Trái Đất hoàn toàn khác với ngày nay. Nên rất có thể đã từng tồn tại những lục địa khác nữa như Atlantis.

Hồng Liên (t/h)