Tinh Hoa

Bàn về đức trị và pháp trị của một quốc gia

Một đất nước mà bên trong lấy giáo dục vô thần luận hủy hoại con người một cách phổ biến làm nền móng, nếu dựa vào cái loại nền móng này, thì vỏ ngoài có ước thúc bằng “pháp trị” cũng sẽ là rỗng tuếch mà thôi.

Việc tự câu thúc đạo đức là được kiến lập dựa trên tín ngưỡng đối với Thần Phật. (Ảnh: Internet)

Từ xưa đến nay, trong và ngoài của một đất nước là có hai cách cai trị. Một là đức trị (cai trị bằng đạo đức), hai là pháp trị (cai trị bằng luật pháp).

Thành phần nòng cốt nhất trong một quốc gia là người dân. Sự phát triển của con người là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Đối với việc trị dân có hai cách. Cách thứ nhất là giáo dưỡng nâng cao đạo đức, khiến người dân khiêm tốn hòa nhã như ngọc. Ngoài ra khi biện pháp ban đầu không có hiệu quả nữa, quốc gia (chính quyền) áp dụng hình thức pháp luật để quản dân.

Khi dân số gia tăng, quốc gia được hình thành. Quốc gia cần dùng cả hai cách trên để quản thúc. Pháp luật của quốc gia quản thúc từ bên ngoài, còn bên trong nâng cao chuẩn mực đạo đức của dân là cách để dân tự quản thúc chính mình. Những bậc hiền triết trong lịch sử đã đưa ra hai chủng phương pháp vô cùng hoàn mỹ để duy trì sự phát triển bình thường của xã hội. Giống như những gì được nói trong cuốn lý luận về tâm lý mà nhà sử học của phương tây Karl Jaspers đưa ra. Văn minh nhân loại (phương Đông và phương Tây) đã đặt định vào khoảng sau 500 TCN. Phương Đông có học vấn của Lão Tử và Khổng Tử, phương Tây có văn hóa của các bậc hiền triết trong thời cổ Hy Lạp và La Mã.

Ý tưởng chính trị của Plato là “Triết học trị quốc của bậc vương giả”; triết học trị quốc của quân vương là tìm kiếm bậc hiền triết đạo đức cao thượng. Nhưng từ trong nhiều bang và thành thị của Hy Lạp, khó có thể tìm được “Triết học Vương” có đạo đức cao siêu, vì vậy ý tưởng của Plato lúc đó không đạt được mục đích, nên cần sử dụng bước tiếp theo là “pháp trị” (cai quản bằng luật pháp). Sức ước thúc bên trong hành vi đạo đức tồn tại mặt yếu kém, cho nên dùng “pháp trị” làm sức ước thúc bên ngoài để bổ sung vào. Socrates cũng là một người suốt một đời tôn sùng mỹ đức.

Nhìn từ góc độ văn minh phương Đông, triều đại thay đổi dẫn đến việc thay đổi hoàng đế. Hoàng đế không nhất định là người hiền đức, nhưng vùng đất Hoa Hạ – trung tâm của văn hóa thần truyền lại được gieo rắc hạt giống của sự ước thúc đạo đức. Học thuyết thiên nhân cảm ứng và thiên nhân hợp nhất (nghĩa là: con người và thần có tác động qua lại, con người và thần là hợp nhất), lấy hình tượng con người tự câu thúc chính mình viết thành lý luận. Vậy nên mới có câu nói thay trời hành đạo, dân chúng bình dân có quyền mong muốn dựa theo đạo trời mà hành xử. Việc tự câu thúc đạo đức là được kiến lập dựa trên tín ngưỡng đối với Thần Phật.

Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, Thần Phật luôn ở đằng sau con người, trên đầu 3 thước có thần linh, hiện hữu khắp thế gian. Hoàng đế chỉ là thay trời hành đạo. Quyền lực của họ thì trời cũng có thể lấy lại. Quân vương chỉ là phương thức thống trị hữu hình để duy trì sự ổn định của xã hội, ý trời và ý dân là nhất trí với nhau. Việc dân và vua, hai bên quản thúc nhau vẫn tồn tại trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Vô luận là thay đổi triều đại, vô luận là người Hán thống trị hay là dân tộc thiểu số thống trị, loại phương thức này một mực duy trì sự ổn định của xã hội.

Thuận theo sự tiếp diễn không ngừng của xã hội, đời sống vật chất ngày càng phong phú, và mỗi quan hệ giữa người với người cũng ngày càng trở nên phức tạp. Dục vọng của con người ta đang tăng lên. Đạo đức – loại sức mạnh ước thúc trong tâm này cũng đang dần dần trở nên suy yếu đi. Trong sự đối kháng giữa đạo đức và dục vọng, dục vọng hữu hình mà đạo đức thì vô hình, mọi người cảm thấy dục vọng trở nên thực tế, và đã hờ hững coi nhẹ đạo đức.

Dưới thời đại mà đạo đức xuống dốc, những người trí tuệ không đề xướng pháp trị. Những người tôn sùng pháp trị sẽ đi theo vết xe đổ của Thương Ưởng mà chết. (Thương Ưởng làm tướng quốc nước Tần mười năm, lại ban ra hình pháp khắc nghiệt nên bị dân chúng oán thán. Cuối cùng phải chết thê thảm). Bởi vì pháp chế (quản thúc bằng luật pháp) là kết quả tiêu vong của đạo đức. Vì vậy, thông qua trình bày đơn giản ở trên. Với tư cách góc độ quyền lực, dùng đạo đức làm gốc, đồng thời xem xét đạo đức cùng pháp luật là hai chủng duy trì chuẩn mực.

Chính quyền Trung Quốc ngày nay, nói chung không còn tin Thần Phật, mà lại cổ xúy triết học đấu tranh, không còn pháp luật; nhược điểm của thể chế loại này dần dần càng khiến dục vọng con người phóng đại. Bên trong lấy giáo dục vô thần luận hủy hoại con người một cách phổ biến làm nền móng, nhưng dựa vào cái loại nền móng này, thì vỏ ngoài có ước thúc bằng “pháp trị” cũng sẽ là rỗng tuếch mà thôi.

Giá trị đạo đức “Chân – Thiện – Nhẫn” lại bị chính quyền Trung Quốc đàn áp tàn bạo. (Ảnh: falunnart)

Pháp Luân Công hồng truyền tại Trung Quốc nâng cao đạo đức của người dân, làm cho thân thể con người khỏe mạnh, nội tâm an hòa nhưng lại bị chính quyền Trung Quốc đàn áp bức hại tàn khốc.

Không sử dụng hai cách trên để cai trị, khiến hiện tại người dân Trung Quốc càng thêm đánh mất phương hướng của chính mình, không còn làm theo lương tâm của mình. Xã hội đã không coi trọng giá trị tinh thần, chính trị hết sức mục nát. Quan hệ giữa người với người rất căng thẳng.

Nếu muốn dân tộc Trung Hoa hưng thịnh trở lại, thì nhất định chính quyền phải dùng đức trị, nâng cao đạo đức của con người. Hỗ trợ với nó là sự công chính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời vứt bỏ cái thuyết vô thần luận hại người kia, đình chỉ hãm hại đối với Pháp Luân công. Đây là chắc chắn là cách làm nhanh và hiệu quả nhất.

Tác giả: Lục Chương

Huệ Nhẫn, dịch từ zhengjian.org